This is default featured post 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured post 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured post 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured post 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured post 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Ba, 7 tháng 1, 2014

Mẫu Sơn - Lạng Sơn có đặc sản gì?

Đến với xứ Lạng, du khách không chỉ mãn nhãn với cảnh quan hùng vĩ mà còn được thưởng thức rất nhiều loại hoa quả và món ăn ngon như đào Mẫu Sơn, na Chi Lăng, lợn sữa quay, vịt quay, thịt chua,.....

Đào Mẫu Sơn

Say lòng với những món đặc sản tuyệt ngon của mảnh đất Lạng Sơn - anh 1
ĐỈnh Mẫu Sơn là một trong những địa điểm du khách không thể không ghé qua khi đến Lạng Sơn. Đây cũng chính là mảnh đất của những vườn đào sai trĩu quả. Mỗi năm, Mẫu Sơn chỉ có một mùa đào trong vòng một tháng, nên những trái đào dường như trở thành sản vật vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ưu đãi và ban tặng cho vùng đất này.
Những trái đào Mẫu Sơn quả khá to, bên ngoài có màu xanh nhạt hoặc hồng hào với lớp vỏ lông tơ mềm như nhung, khi ăn quả có vị ngọt lịm mà lại giòn tan, thịt đào đỏ au và có mùi thơm dịu.

Na Chi Lăng

Say lòng với những món đặc sản tuyệt ngon của mảnh đất Lạng Sơn - anh 2
Vào cuối tháng 7, đầu tháng 8 âm lịch, khi tiết trời se lạnh cũng là lúc mùa na Chi Lăng chín ngọt. Lạng Sơn được coi là một trong những vựa na lớn nhất cả nước. Vùng núi đá vôi Hữu Lũng và Chi Lăng là nơi tập trung nhiều lượng na nhất nơi đây. Du khách đi đến du lịch Lạng Sơn mùa na chín bao giờ cũng mua vài cân về làm quà cho người thân ở nhà.

Hồng Bảo Lâm

Say lòng với những món đặc sản tuyệt ngon của mảnh đất Lạng Sơn - anh 3
Hồng không hạt Bảo Lâm là giống hồng nổi tiếng được trồng từ lâu đời tại huyện Cao Lộc và Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.
Loại hồng này rất đặc biệt bởi không có hạt, thịt quả ăn giòn, thơm, ngọt đậm, mặt cắt ngang của quả có hình hoa thị 8 – 12 cánh đều nhau, nên hình thức quả vô cùng hấp dẫn.

Quýt Bắc Sơn

Say lòng với những món đặc sản tuyệt ngon của mảnh đất Lạng Sơn - anh 4
Quýt Bắc Sơn được trồng trên các khe núi, thung lũng hay trên sườn đồi của huyện Bắc Sơn, nổi tiếng bởi màu sắc hấp dẫn, quả căng mọng, ít hạt có vị ngọt đậm hơi chua, hương vị rất đặc trưng mà nơi khác không có được. Quýt ở đây có hai loại là quýt ròn và quýt dẹt.

Bắc Sơn nổi tiếng với giống quýt vàng, theo chân người lái buôn đi khắp mọi miền đất nước. Giá trung bình 30 - 45.000 đồng/kg tùy mẫu mã.

Lợn sữa quay mác mật

Say lòng với những món đặc sản tuyệt ngon của mảnh đất Lạng Sơn - anh 5
Lợn sữa quay lá mác mật là món ăn đặc sản không thể thiếu trong mâm cỗ của người dân xứ Lạng. Món ăn không chỉ ngon mà còn được chế biến rất kì công, và có hương vị rất riêng. Khó có nơi nào có món lợn quay sánh bằng Lạng Sơn. Lợn quay phải chọn những con tầm 20-35kg hơi, loại to quá thì béo, mỡ nhiều ăn sẽ ngấy. Loại nhỏ dưới 20kg thì chưa thành thịt, nhão và không có vị thơm. Lợn cả con được cạo lông làm sạch từ thủ lợn đến chân giò, cạo trắng cả con nhưng không để da lợn bị xước rách, để khi quay chín da lợn không bị vỡ làm mất nước ngọt và mùi thơm của thịt. Lợn làm sạch lông, đem mổ moi hết nội tạng để tẩm ướp gia vị.
Gia vị ướp món này là muối, tiêu được xát đều trong bụng lợn cho ngấm, rồi lấy lá mác mật loại bánh tẻ rửa sạch cho vào bụng lợn. Lợn quay nóng không xẻ luôn mà phải chờ cho nguội để khi chặt thịt không bị nát. Lợn sau khi quay được chặt thành từng miếng vừa ăn xếp ra đĩa, da óng màu mật, vàng rộm cánh gián. Thịt ăn chắc có vị ngọt của thịt chín tới, vị thơm của lá mác mật, vị béo ngậy của dầu hòa quyện với mật ong rừng.

Phở chua Lạng Sơn

Say lòng với những món đặc sản tuyệt ngon của mảnh đất Lạng Sơn - anh 6
Phở chua Lạng Sơn được ưa chuộng nhất vào mùa thu và mùa hè. Nguyên liệu của món phở chua cũng khá kỳ công với hai phần: nguyên liệu khô và phần nước. Phần khô là bánh phở được làm se lại sao cho vừa dẻo vừa dai, khoai tây thái chỉ đảo qua dầu ăn cho thật giòn và vàng rộm lên, gan lợn cũng thái mỏng bằng lòng bàn tay rán cháy cạnh,… Phở chua được ăn kèm với các loại thịt cay như: thịt ba rọi, thịt vịt hay dạ dày quay được tẩm ướp tỏi và các gia vị khác tạo nên một hương vị riêng của tô phở. Phần nước phở gồm: nước báng tỏi, dấm, đường, mì chính,... làm cho người ăn không không cảm thấy ngấy. Nước lèo chính là thứ nước múc từ bụng con vịt quay, vừa có vị ngậy của mỡ vịt, vừa thơm phức nhờ những gia vị ướp trước khi quay.
Toàn bộ phần nguyên liệu được chuẩn bị từ trước và chờ đến khi khách gọi mới bắt đầu trộn. Khâu trộn là khâu cuối quyết định sự thành công của món phở chua. Phải trộn lượng nước vừa đủ sao cho nguyên liệu không bị nát mà gia vị vẫn thấm đều. Những thứ trang điểm cho món phở chua gồm có lạc rang giã dập, các loại rau thơm, hành khô, dưa chuột và vài lát lạp xưởng thái mỏng. Ngoài ra còn có thêm thứ gia vị đặc biệt mà người địa phương quen gọi là xúng xàng tạo ra một hương vị rất lạ.

Món khâu nhục

Say lòng với những món đặc sản tuyệt ngon của mảnh đất Lạng Sơn - anh 7
Khâu nhục hay còn gọi là “nằm khâu” theo cách gọi của người dân tộc vốn dĩ mang màu sắc văn hóa Trung Quốc, nhưng qua bàn tay của người dân xứ Lạng đã được biến tấu và trở thành món ngon, độc đáo trong những bữa cơm sang trọng.
Để có món khâu nhục đúng vị, điều quan trọng là phải chọn được miếng thịt ba chỉ ngon của con lợn 60-70 kg là vừa. Thịt ba chỉ được cạo sạch lông, rửa sạch để ráo nước và cắt miếng to khoảng 0,5kg cho vào nồi luộc chín tới. Thịt sau khi luộc sơ được tẩm giấm, xì dầu và húng lìu để lên màu bóng mượt rồi dùng tăm tre nhọn đâm thật kỹ lên bì lợn để bì có khả năng hấp thụ nước cho thật mềm. Đây là bí quyết giúp cho miếng thịt mềm và ngấm đều gia vị hơn của người Tày, Nùng đã dùng từ lâu đời. Sau đó, thịt được đem quay và quết mật ong hoặc chao vàng trong chảo. Gia vị của món khâu nhục rất cầu kì. Lá tàu soi (một loại rau muối mặn của người Hoa, Tày, Nùng ở Lạng Sơn), đem rửa cho hết sạn và độ mặn, băm nhỏ rồi trộn đều với tương tàu, xì dầu, húng lìu, tỏi giã nhỏ xếp xuống dưới đĩa, trên là khoai môn hoặc khoai lang.
Thịt được thái thành từng miếng độ dày mỗi miếng khoảng 1,5cm (mỗi bát 8 miếng) xếp thịt lên trên đĩa thành hình tròn, úp bát to vào lật lại để nguyên đĩa, xếp từng bát thịt vào nồi hấp cách thủy độ 3-4 giờ cho thịt chín và mềm nhừ. Khâu nhục làm xong có màu vàng đều, hấp dẫn và mùi thơm đặc trưng không lẫn vào đâu. Tuy là món ăn quá quen thuộc của người dân xứ Lạng nhưng khâu nhục vẫn là món ăn mà ai cũng “gật gù” khen ngon.

Bánh cuốn trứng Lạng Sơn

Say lòng với những món đặc sản tuyệt ngon của mảnh đất Lạng Sơn - anh 8
Vẫn là bánh cuốn với gạo được xay mịn thành bột rồi tráng mỏng nhưng điểm khác của bánh cuốn trứng xứ Lạng so với các loại bánh cuốn khác bởi lớp nhân bên trong và nước dùng được chế biến rất lạ. Để chế biến được vỏ bánh cuốn mềm, dẻo mà lại dai, phải chọn được loại gạo ngon, hạt đều. Bởi thế mà người vùng cao thường dùng gạo nương với hương vị đặc trưng, đậm đà của miền sơn cước.
Nước chấm ăn với bánh cuốn là nước ninh từ xuơng ống trộn với thịt băm, thêm chút gia vị đường, ớt, rau mùi băm nhỏ… Bánh cuốn trứng Lạng Sơn phải được thưởng thức ngay khi còn nóng hổi mới ngon. Vì vậy, chỉ khi thực khách ngồi vào bàn, người bán hàng mới bắt đầu làm từng mẻ bánh. Bên cạnh bánh cuốn trứng, những thực khách không thích dùng trứng còn có thể thưởng thức món bánh cuốn thịt băm. Thưởng thức miếng ngon ấy, dù trong cái rét mùa đông, bạn vẫn nghe mồ hôi rịn ra chân tóc. Sau khi căng bụng, thêm một bát nước vối nóng khiến hơi thở bốc khói, nghe cả người rân rân sảng khoái. Dù chỉ đến Lạng Sơn một lần, cũng đủ để bạn nhớ một đời.

Rượu Mẫu Sơn

Say lòng với những món đặc sản tuyệt ngon của mảnh đất Lạng Sơn - anh 9
Rượu Mẫu Sơn trong vắt như nước suối, đậm đà, không quá cay nồng mà cũng không quá nhạt, thơm dịu của lá và rễ cây thuốc…ai đã từng uống một lần thì mãi không quên được. Rượu Mẫu Sơn do chính tay người dân tộc Dao sống trên đỉnh Mẫu Sơn (Lộc Bình - Lạng Sơn) chưng cất ở độ cao 800-1000m so với mặt biển bằng phương thức truyền thống, được lưu truyền từ đời này qua đời khác.
Để chưng cất được loại rượu có một không hai này, ngoài nguyên liệu chính là gạo và nước suối (được lấy từ những con suối chảy trong núi có độ cao hơn 1000m), thì chất gây men không thể thiếu là lá rừng. Men lá được pha chế từ hơn 30 loại thảo dược quý hiếm như: cây 30 rễ, dây nước, trầu rừng, dây ngọt,… có tác dụng chữa lành vết thương, phong thấp. Các loại thảo dược sau khi rửa sạch, phơi khô thì trộn đều, giã nhỏ với nhau và đem đun. Đợt nước đầu dùng để nhào bột, nước hai để ngâm gạo. Hương vị đặc trưng của rượu Mẫu Sơn được khẳng định qua việc đòi hỏi sự tỉ mỉ trong từng công đoạn: nấu cơm, trộn men, ủ lên men và cho vào hũ, bịt kín trong khoảng 15-25 ngày mới đem chưng cất.

Nem nướng Hữu Lũng

Say lòng với những món đặc sản tuyệt ngon của mảnh đất Lạng Sơn - anh 10
Nem Hữu Lũng được làm từ thịt sống, sau khi lên men khoảng 2 đến 3 ngày được nướng trên bếp than hoa cho lá chuối cháy xém. Nem được ăn kèm với lá đinh lăng cùng nước chấm chua, ngọt, tạo nên vị đặc trưng riêng chỉ có ở Lạng Sơn. Ngày lạnh được nhâm nhi nem nướng cùng ly rượu Mẫu Sơn thì không gì bằng.

Nếu như nem chua Thanh Hóa với vị chua dịu nổi tiếng gần xa thì nem Hữu Lũng lại được yêu thích bởi hương vị chua nồng thơm đặc trưng khi nướng lên.

Vịt quay và Phở vịt quay

Say lòng với những món đặc sản tuyệt ngon của mảnh đất Lạng Sơn - anh 11
Vịt quay ở Lạng Sơn là giống vịt bầu Thất Khê. Sau khi được làm sạch sẽ vịt được tẩm hương liệu, hành, hạt tiêu, quả móc mật, nhồi vào bên trong, khâu lại. Phần bên ngoài da tẩm mật ong và để chừng 10 phút, sau đó vịt được quay trên bếp than, loại than hoa chừng 15 phút, khi quay xong nhúng vào chảo mỡ, đảo đi đảo lại khoảng 15 phút cho ra giá đỡ để nguội. Khi quay vịt đòi hỏi kỹ thuật không cháy đen, phải đảm bảo độ nóng, quay càng lâu thịt càng thơm, ngon, thịt vịt phải thấm màu mật ong, có hương vị đậm đà của hương liệu, đó mới là thịt vịt ngon.

Phần nước mỡ khi quay vịt xong sẽ được sử dụng để chan phở vịt. Khi thưởng thức một bát phở vịt, cho thêm một vài lát măng chua được ngâm trong lọ để sẵn, mùi thơm của thịt vịt, nước dùng sóng sánh và vị chua của măng tạo nên sự hấp dẫn cho món ăn đặc sản vùng biên giới.

Bánh Cao Sằng

Say lòng với những món đặc sản tuyệt ngon của mảnh đất Lạng Sơn - anh 12

Nguyên liệu chính để làm món bánh cao sằng là gạo tẻ. Gạo phải là loại tẻ ngon, trắng và có mùi thơm, nấu cơm thơm dẻo và làm bánh thì ngon, mượt.

Bột bánh: Gạo được ngâm qua đêm cho mọng nước, đem vo đãi sạch rồi đem xay trong cối đá thành thứ bột nước sền sệt. Bớt ra một phần bột rồi pha thêm nước lã cho bột loãng ra rồi đem đun sôi, quấy cho tới khi bột gần chín. Bột này lại được hòa với phần bột sống kia thành thứ bột dở sống, dở chín, đặc sánh. Phải pha chế cho bột dở sống, dở chín như vậy để khi hấp bánh không bị bở nát. Nêm thêm một chút muối, mì chính cho có vị, thế là đã chuẩn bị xong bột bánh.

Nhân bánh: Nhân bánh cao sằng được làm bằng thịt lợn băm nhỏ và hành khô. Thịt lợn vai băm nhỏ, ướp gia vị vừa ăn. Hành củ xắt nhuyễn, cho vào chảo phi thơm rồi cho thịt vào xào cho săn là được.

Sau khi bột và nhân được làm xong bánh sẽ được mang đi hấp. Bánh cao sằng hấp khá cầu kỳ và phải chia làm ba lần. Khuôn bánh là chiếc khay nhôm sâu lòng, to chừng cái mâm nhỏ. Đổ một lớp bột dày bằng một đốt ngón tay vào khuôn rồi đem hấp cách thủy. Sau khi bột chín lại đổ thêm một lớp bột nữa rồi tiếp tục hấp đến chín. Sau đó đổ thêm lớp bột thứ ba, lớp bột này mỏng hơn hai lớp trước và được trộn cùng với nhân bánh và xì dầu và một ít hành lá thái nhỏ rồi tiếp tục hấp bánh đến chín đều là được. Bánh phải hấp nhiều lần vì nếu để một lớp dày bánh sẽ chín không đều và không được dai ngon. Khi bánh chín, tỏa ra mùi thơm của bột gạo quện với mùi hành phi vô cùng hấp dẫn. Dùng dao sắc, cắt bánh thành hình chữ nhật khoảng cỡ bao diêm rồi rắc thêm chút lạc rang giã giập.

Nhiều loại bánh hấp khác thường được ăn kèm cùng nước chấm hay nước sốt thì bánh cao sằng lại thường được ăn kèm cùng… nước canh. Nước canh được chế biến bằng cách hầm xương heo, đặc biệt là xương ống thật kỹ, vớt hết bọt, rồi thêm hành hoa và mùi tàu thái nhỏ.

Bánh áp chao

Say lòng với những món đặc sản tuyệt ngon của mảnh đất Lạng Sơn - anh 13
Bánh áp chao làm từ thịt vịt nhưng được chế biến khá độc đáo. Cùng là thịt vịt nhưng chia làm hai loại bày trên hai đĩa, một đĩa là thịt vịt chao dầu đã được tẩm ướp húng lìu, một là thịt vịt bọc bột nếp chiên vàng. Nhìn đĩa thịt vịt nâu vàng suộm bên cạnh đĩa rau sống xanh mơn mởn, chưa ăn mà đã thấy ngon miệng rồi. Thịt vịt chao dầu thì dùng với bát nước chấm gồm gia vị, ớt, giấm ngâm măng đắng và mắc mật. Ăn thấy có vị đậm đà của thịt vịt được tẩm ướp kĩ càng mà lại có vị chua chua của thứ nước chấm rất riêng. Còn thịt vịt bọc bột nếp thì chấm với nước mắm đu đủ pha giấm ớt. Cắn một miếng thấy cái deo dẻo của bột nếp, đến miếng thứ hai cảm nhận ngay được cái ngọt của thịt vịt chín vàng. Ăn mãi mà không thấy chán. Cả hai thứ này ăn kèm với rau sống. Trong cái gió mát của vùng cao, quây quần bên bè bạn, nhấp môi chút rượu Mẫu Sơn, nhấm nháp cái vị đậm đà của món áp chao, xuýt xoa trước cái cay cay của gừng, của ớt mới cảm nhận được hết cái thú ẩm thực xứ Lạng.

Măng ớt Lạng Sơn

Say lòng với những món đặc sản tuyệt ngon của mảnh đất Lạng Sơn - anh 14
Nếu ai đã từng đến Lạng Sơn, sẽ không thể “làm ngơ” trước một đặc sản của vùng này, đó là món măng ngâm ớt cùng mắc mật tươi. Người Lạng Sơn xem món măng ớt và mắc mật ngâm là món ăn quen thuộc có thể ăn cùng cơm, phở hoặc bất cứ món ăn gì hàng ngày. Thường thì khoảng tháng 6, tháng 7 mắc mật vào vụ chín, lúc ấy măng trên rừng cũng vào độ ngon nhất sau những cơn mưa đầu hè. Người ta sẽ chọn loại măng mai hoặc măng vầu no tròn, thái miếng. Mắc mật chín vừa độ và ớt loại quả nhỏ. Tất cả cùng ngâm với giấm, tạo ra một loại hương vị đặc biệt chỉ có ở vùng địa đầu tổ quốc này.

Cải ngồng

Say lòng với những món đặc sản tuyệt ngon của mảnh đất Lạng Sơn - anh 15
Ngồng cải là một thứ thân non của cây, có hoa màu vàng, mọc cao vổng lên, nếu ăn thường rất đắng. Cải ngồng Lạng Sơn thực ra cũng chỉ là thứ cải ngọt bình thường nhưng không biết do mầu mỡ của đất đai hay bởi sự chăm sóc khéo léo của người Lạng Sơn mà ngồng cải cứ mơn mởn xanh, lại ngọt và thơm đến thế.

Để ăn ngồng cải, người ta cũng chế biến như đối với các rau thường dùng: có thể xào, luộc hoặc nấu tuỳ ý thích mỗi người. Nhưng cách làm ngon nhất, hấp dẫn nhất vẫn là xào chung với thịt bò. Để có được đĩa cải ngồng xào thịt bò thơm ngon, cần phải chọn thứ cải có thân nhỏ xanh non, khi xào nhớ phải cho thêm gừng và không nên xào kỹ quá khiến thịt bò bị dai và cải mất đi vị thơm. Món xào này tốt nhất là nên ăn nóng. Vị ngọt thơm của ngồng cải lẫn mùi thơm của thịt, của gừng sẽ khiến người ăn phải vội vàng nếm thử ngay như sợ nếu không nhanh thì cái mùi vị hấp dẫn kia sẽ tan biến hết vào không gian.

Rau bò khai và rau sau sau

Say lòng với những món đặc sản tuyệt ngon của mảnh đất Lạng Sơn - anh 16

Cây bò khai còn có tên khác như rau Hiến, Dạ Yến, Khau hương, Phắc hiến (Tày), Lò Châu Sói (Dao). Rau bò khai thân leo, ngọn nhỏ mềm như sợi bún thường dùng xào chung với thịt bò hoặc bánh đa ăn giòn bùi rất thú vị.

Cây sau sau là loài cây thân gỗ, tán che phủ một vùng rừng rộng lớn, thường trổ búp non vào đầu xuân. Búp sau sau dùng như một loại rau sống, khi ăn thường được chấm với mẻ chua, vị bùi – chát – ngọt, hương thơm nồng nàn rất đặc biệt. Ở vùng Sì Nghều (huyện Lộc Bình), bà con có một thứ nước chấm “đặc chủng” tên là Xà đúc, ăn với rau sau sau rất tuyệt vời, một lần ăn, nhớ mãi không quên. Xà đúc được lấy nguyên liệu từ tuỷ của xương lợn, kết hợp với một số gia vị cả địa phương, ủ men lâu ngày mà thành.

Mắc mật

Say lòng với những món đặc sản tuyệt ngon của mảnh đất Lạng Sơn - anh 17
Mắc mật còn gọi là hồng bì núi hay củ khỉ, dương tùng là một loại quả được phân bố ở một số tỉnh miển nùi phía Bắc Việt Nam. Quả mắc mật có thể ăn tươi hoặc dùng để nấu, kho trong một số món ăn, lá mắc mật có tinh dầu thơm nên đường dùng làm gia vị trong các món vịt quay, lợn quay …Quả và lá mắc mật là loại gia vị quan trọng góp phần làm nên sự thành công của rất nhiều món ẩm thực nổi tiếng Xứ Lạng như Lợn quay, Vịt quay, Măng ớt…

Các sản phẩm từ cây hồi

Say lòng với những món đặc sản tuyệt ngon của mảnh đất Lạng Sơn - anh 18

Là một loại cây quý đặc trưng của tỉnh Lạng Sơn được trồng chủ yếu trên địa bàn các huyện Văn Quan, Văn Lãng, Bình Gia… Qủa hồi, tinh dầu hồi là một loại d­­ược liệu quý trong đông y, cũng là gia vị độc đáo không thể thiếu trong các món ẩm thực phổ biến nh­­ư phở, hoặc dùng để tẩm ­­ướp các món ăn. Sản phẩm hoa hồi Lạng Sơn được ưa chuộng tại các thị trường quốc tế như Pháp, Cannada, Trung Quốc… Hồi Lạng Sơn chiếm hơn 90% sản lượng hồi trên toàn quốc.

(Sưu tầm : Phan Bảo Khuê)

Kinh nghiệm đi Phượt Mẫu Sơn cắm trại


Kinh nghiệm phượt Mẫu Sơn dịp hè

Cách Hà Nội khoảng 190 km về phía Bắc, Mẫu Sơn được ví như “nàng công chúa ngủ trong rừng”. Trước đây, nơi này được biết đến là khu nghỉ dưỡng từ thời Pháp thuộc với hàng chục ngôi nhà cổ bị bỏ hoang. Vì thế, trong khi Sa Pa, Ba Vì, Mộc Châu… thu hút đông khách du lịch thì Mẫu Sơn lại khá vắng. Đây là địa điểm du lịch thích hợp cho những ai thích tận hưởng sự yên tĩnh và không gian thanh bình.
Thời tiết
Vùng núi Mẫu Sơn có khí hậu hai mùa rõ rệt. Phần lớn du khách đến Mẫu Sơn thường chọn mùa đông để ngắm tuyết rơi. Tuy nhiên nếu bạn đến Mẫu Sơn vào dịp hè bạn sẽ thấy thời tiết mát mẻ, dễ chịu, phù hợp cho chuyến nghỉ ngơi an dưỡng. Vì thế, vào mùa hè các đoàn xe từ khắp nơi lại rồng rắn kéo nhau lên Mẫu Sơn nghỉ mát và thưởng ngoạn.
Khung cảnh hùng vĩ của Mẫu Sơn. Ảnh: yolotravel
Khung cảnh hùng vĩ của Mẫu Sơn. Ảnh: yolotravel
Ảnh: Vietnamnet
Ảnh: Vietnamnet
Phương tiện di chuyển
Từ Hà Nội bạn sử dụng phương tiện ô tô để đến Lạng Sơn là thuận tiện nhất. Xe đi Lạng Sơn có nhiều mức giá khác nhau, tùy thuộc vào từng loại xe. Xuất phát từ Hà Nội bạn có thể ra bến xe Lương Yên hoặc Gia Lâm để bắt xe đi Lạng Sơn.
Đến Lạng Sơn, bạn có thể sử dụng xe buýt hoặc xe ôm, taxi để đi đến các khu vực cần tham quan cũng như để đi ra các chợ vì vừa thuận tiện, giá lại rẻ.
Ảnh: Tạ Xuân Kiên/Zing News
Ảnh: Tạ Xuân Kiên/Zing News
Khách sạn
Nơi đây có rất nhiều khách sạn, nhà nghỉ cho bạn lựa chọn với đầy đủ tiện nghi, giá cả vừa phải, dao động từ 150.000 VND đến 250.000 VND cho 1 phòng đôi. Các bạn có thể tham khảo thêm một vài khách sạn, nhà nghỉ sau:
Khách sạn Hương Sơn: điện thoại 025.3506468. Điểm đặc biệt khi bạn ở khách sạn này là khách sạn có một chiếc lều mái tôn độc nhất vô nhị trên đỉnh cao nhất, nơi có cột dấu đo độ cao 1160m của khu vực Mẫu Sơn, từ đây du khách có thể dùng ống nhòm nhìn thấy các làng bản xung quanh, thấy tới thành phố Lạng Sơn, thị trấn Lộc Bình, nhà máy phát điện và khu mỏ Na Dương.
Ảnh: Dulichlangson.com.vn
Ảnh: Dulichlangson.com.vn
Nhà nghỉ Yến Yến: điện thoại 01694089276. Nhà nghỉ này được xây dựng mới hoàn toàn vào năm 2005. Nhà nghỉ được thiết kế theo phong cách gần gũi với thiên nhiên, 3 mặt giáp rừng, một mặt giáp đường bê tông lên đỉnh núi.
Ảnh: Dulichlangson.com.vn
Ảnh: Dulichlangson.com.vn
Nhà nghỉ Chín Gian: điện thoại 0913299388. Đây là nhà nghỉ có kiến trúc và vị trí đẹp nhất của Mẫu Sơn. Đặc biệt, nhà nghỉ được xây trên nền móng nhà cũ do Pháp thiết kế nên mang vừa mang nét dáng dấp của kiến trúc Pháp vừa có nét hiện đại.
Ảnh: Dulichlangson.com.vn
Ảnh: Dulichlangson.com.vn

Click đặt ngay tour du lịch Mẫu Sơn giá chỉ từ 1.150.000 VND

Một số trải nghiệm thú vị bạn nên thử khi đến Mẫu Sơn
Cắm trại ở Mẫu Sơn: Giữa khung cảnh mênh mang của đất trời mùa hạ còn gì tuyệt vời hơn khi được đốt lửa trại quanh bạn bè và cùng nhấp chén rượu cay nồng trên đỉnh Mẫu Sơn, đây sẽ là một trải nghiệm khó quên khi đến Lạng Sơn.
Ảnh: sohatravel.vn
Ảnh: sohatravel.vn
Thăm bản làng của các dân tộc ít người: vùng núi Mẫu Sơn là nơi cư trú của các dân tộc Dao, Nùng, Tày. Trong đó, bản Khuổi Cấp là nơi tập trung sinh sống lâu đời của đồng bào người Dao, ngày nay đây là điểm du lịch văn hóa cộng đồng vô cùng hấp dẫn. Bạn có thể thuê một hướng dẫn viên người bản địa để khám phá những tập quán văn hoá đặc sắc của các dân tộc ít người nơi đây.
Suối Long Đầu: là một con suối khá lớn dài chừng 10km chảy trên địa phận 2 xã Mẫu Sơn và Yên Khoái của huyện Lộc Bình. Suối được bắt nguồn từ dãy núi Mẫu Sơn hùng vĩ có độ cao trên 1000m chảy theo hướng Bắc Nam qua những triền dốc, những khu rừng già của thôn Lặp Pịa về vùng thấp hơn. Trừ mùa mưa lũ dòng suối có vẻ hung dữ, còn lại suối Long Đầu mang một vẻ đẹp hiền hòa với dòng nước trong vắt mát lành.
Ảnh: dissipatedweb.blogspot.com
Ảnh: dissipatedweb.blogspot.com
Tham quan núi Phật Chỉ: nằm ở phía Đông Nam của xã Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn. Đối với người Dao đây là vùng đất rất linh thiêng, người dân thường lên đây làm lễ và cầu khấn thần linh. Lên núi Phật Chỉ, phóng tằm mắt ra xa bạn sẽ nhìn thấy những ngọn núi trùng trùng, điệp điệp, những cánh đồng cỏ xanh rì, rộng mênh mông, trải dài đến ngút tầm mắt.
Ảnh: Vietnamvisaonentry.com
Ảnh: Vietnamvisaonentry.com
Ngày nay Mẫu Sơn còn lưu giữ rất nhiều biệt thự kiểu Pháp cổ. Nguồn ảnh: Vietnamnet
Ngày nay Mẫu Sơn còn lưu giữ rất nhiều biệt thự kiểu Pháp cổ. Nguồn ảnh: Vietnamnet
Khu linh địa cổ Mẫu Sơn: khu linh địa cổ Mẫu Sơn nằm ở độ cao 1.190m so với mặt nước biển, phân bố trên sườn núi dốc trên dãy Mẫu Sơn, thuộc địa phận thôn Lặp Pịa, xã Mẫu Sơn. Đây không chỉ là nơi thờ tự, lăng mộ, hành lễ, mà còn là biểu tượng của sức mạnh văn hóa thể hiện đời sống tinh thần phong phú người Tày cổ ở khu vực này.
Ăn uống
Thức ăn ở Mẫu Sơn không có sẵn, bạn nên đặt trước với nhà nghỉ hoặc khách sạn nơi bạn ở. Các món ăn đặc sản nên thưởng thức: lợn sữa quay, vịt quay, ếch hương, gà thả rong nướng trên than cỏ tranh, gà sáu cựa, cơm lam hay thịt kho lá mắc mật.
Lợn sữa quay mắc mật thơm ngon khó cưỡng. Ảnh: Cùng phượt.
Lợn sữa quay mắc mật thơm ngon khó cưỡng. Ảnh: Cùng phượt.
Quà mua về
Khách du lịch đến Mẫu Sơn thường mua mật ong, rượu Mẫu Sơn, vài ký đào cùng đôi nhánh lan rừng để làm quà cho người thân và bạn bè.
Ảnh: vinadiscover.com
Ảnh: vinadiscover.com
(Sưu tầm : Phan Bảo Khuê)

Giá phòng nhà nghỉ và khách sạn tại Mẫu Sơn

Tổng hợp các khách sạn nhà nghỉ tại Mẫu Sơn, Lộc Bình, Lạng Sơn cho các bạn yêu thích du lịch. Để có thông tin chi tiết các bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với đơn vị cung cấp dịch vụ.
Tìm các khách sạn nhà nghỉ tại tỉnh Lạng Sơn
Nhà nghỉ Yến Yến
Địa chỉ : Khu du lịch Mẫu Sơn, Lộc Bình, Lạng Sơn
Điện thoại : 0169 4089276 – 025 3744323
Nhà nghỉ Hương Sơn
Địa chỉ : Khu du lịch Mẫu Sơn, Lộc Bình, Lạng Sơn
Điện thoại : 025 3506468
Nhà nghỉ Hoa Hồng
Địa chỉ : Khu du lịch Mẫu Sơn, Lộc Bình, Lạng Sơn
Điện thoại : 025 3516416
Nhà nghỉ Công Đoàn (Nhà nghỉ Chín Gian)
Địa chỉ : Khu du lịch Mẫu Sơn, Lộc Bình, Lạng Sơn
Điện thoại : 0913299388 – 025 3744304
Nhà nghỉ xứ Hoa Đào
Địa chỉ : Khu du lịch Mẫu Sơn, Lộc Bình, Lạng Sơn
Điện thoại : 0915 331087
Nhà nghỉ Hà Sơn
Địa chỉ : Khu du lịch Mẫu Sơn, Lộc Bình, Lạng Sơn
Điện thoại : 025 3744309
Nhà nghỉ Mây
Địa chỉ : Khu du lịch Mẫu Sơn, Lộc Bình, Lạng Sơn
Điện thoại : 025 3840 299 – 025 3744315 – 0979 456669
Nhà nghỉ Hoa Quả Sơn (Nhà nghỉ của Công ty Xổ số kiến thiết Lạng Sơn)
Địa chỉ : Khu du lịch Mẫu Sơn, Lộc Bình, Lạng Sơn
Điện thoại : 025 3744309
Nhà nghỉ Mẫu Sơn (Nhà nghỉ Bảy Gian)
Địa chỉ : Khu du lịch Mẫu Sơn, Lộc Bình, Lạng Sơn
Điện thoại : 0983207466 – 025 3744306
Nhà nghỉ Lạc Tiên
Địa chỉ : Khu du lịch Mẫu Sơn, Lộc Bình, Lạng Sơn
Điện thoại : 025 3744320
Nhà nghỉ Hương Xuân
Địa chỉ : Khu du lịch Mẫu Sơn, Lộc Bình, Lạng Sơn
Điện thoại : 025 3744307
Nhà nghỉ Chân Mây
Địa chỉ : Khu du lịch Mẫu Sơn, Lộc Bình, Lạng Sơn
Điện thoại : 0936189848 – 0979456669
Nhà nghỉ Hoa Đỗ Quyên
Địa chỉ : Khu du lịch Mẫu Sơn, Lộc Bình, Lạng Sơn
Điện thoại : 025 3744310
Nhà nghỉ Hoàng Thị Vượng
Địa chỉ : Khu du lịch Mẫu Sơn, Lộc Bình, Lạng Sơn
Điện thoại : 025 3744303
Nhà nghỉ Hoàng Đạt 2
Địa chỉ : Khu du lịch Mẫu Sơn, Lộc Bình, Lạng Sơn
Điện thoại : 025 3744333
Nếu không có khách sạn nào hoặc  nếu bạn biết khách sạn nào chưa có thông tin trong dữ liệu vui lòng giúp đỡ Cùng Phượt bổ sung bằng cách điền vào form TẠI ĐÂY. Thông tin của bạn sẽ góp phần không nhỏ trong việc hỗ trợ các bạn khác có cùng sở thích trên đường phượt.

(Sưu tầm : Phan Bảo Khuê)

Tags : máy khoan , máy cắt , máy cưa

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More