This is default featured post 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured post 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured post 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured post 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured post 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

Những nhà hàng - quán ăn ngon giá rẻ tại Hạ Long



 
Du khách đến với Hạ Long đều muốn thưởng thức hải sản ở đây. Các loại cua, ghẹ, bề bề, tu hài, cá, mực... chắc không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của thực khách.
+++++++
Địa điểm du khách có thể thưởng thức hải sản là các nhà hàng nằm ở trung tâm khu du lịch Bãi Cháy hoặc một số nhà hàng nằm ở khu Cái Dăm như Thiên Anh, Ngọc Sương... Còn nếu sang TP Hạ Long có rất nhiều nhà hàng để du khách lựa chọn như Phượng Loan, Thắng Thuỳ, Ánh Dương – Hương Lan, hoặc các nhà hàng nằm ở khu đường bao biển Cọc 5 như Laptop2, Vịnh Xanh, JumBo, Lan Hương, Đặng Hiền...; các nhà bè Hồng Đậm, Hạ Long...
 
Một lựa chọn cũng rất hợp lý là các quán dọc đường bao biển với giá cả bình dân, đồ tươi sống.
Du lịch Hạ Long năm nay: Ở đâu? Ăn gì? Chơi gì? 11
Du lịch Hạ Long năm nay: Ở đâu? Ăn gì? Chơi gì? 12
Du lịch Hạ Long năm nay: Ở đâu? Ăn gì? Chơi gì? 13
Du lịch Hạ Long năm nay: Ở đâu? Ăn gì? Chơi gì? 14
Đến với Hạ Long dịp hè du khách sẽ được hoà mình trên sóng biển với bãi cát sạch mịn của bãi tắm Hoàng Gia hoặc hành trình theo các tour trên Vịnh Hạ Long với những hang động, đảo đá kỹ vĩ nên thơ.
Du lịch Hạ Long năm nay: Ở đâu? Ăn gì? Chơi gì? 15
Du lịch Hạ Long năm nay: Ở đâu? Ăn gì? Chơi gì? 16
Trong dịp này có rất nhiều hoạt động VHTT sẽ được diễn ra, du khách không nên bỏ qua như Carnaval Hạ Long, giải bóng biển bãi biển quốc tế Tuần Châu, giải đua xe địa hình Hạ Long Challenger...
Du lịch Hạ Long năm nay: Ở đâu? Ăn gì? Chơi gì? 17
Carnaval Hạ Long
Du lịch Hạ Long năm nay: Ở đâu? Ăn gì? Chơi gì? 18
Giải bóng biển bãi biển quốc tế Tuần Châu
Du lịch Hạ Long năm nay: Ở đâu? Ăn gì? Chơi gì? 19
Hạ Long Challenger
Sau một ngày tham quan, buổi tối du khách có thể đi dạo dọc bãi biển để thư giãn hoặc mua sắm đồ lưu niệm tại khu chợ đêm. Đối với du khách hay thức khuya, thưởng thức ẩm thực đêm tại khu Cái Dăm (Bãi Cháy) hoặc tại phố ẩm thực Giếng Đồn (Hạ Long) với những món ốc và hải sản cũng là những trải nghiệm thú vị.
Du lịch Hạ Long năm nay: Ở đâu? Ăn gì? Chơi gì? 20
Chợ đêm Hạ Long (Khu du lịch Bãi Cháy)
Du lịch Hạ Long năm nay: Ở đâu? Ăn gì? Chơi gì? 21
Phố ẩm thực Giếng Đồn (Hạ Long)
Du lịch Hạ Long năm nay: Ở đâu? Ăn gì? Chơi gì? 22
Các loại ốc đặc trưng của Hạ Long
Trăn trở của mỗi du khách khi đi tham quan là mua gì về làm quà. Đến với Hạ Long – Quảng Ninh du khách không phải lo lắng quá nhiều về vấn đề đó. Du khách có thể ghé qua chợ Hạ Long mua sá sùng khô, mực khô, chả mực, hải sản khô được đóng gói cẩn thận. Ngoài ra du khách có thể mua đồ mỹ nghệ than đá, các tặng phẩm đặc trưng của Quảng Ninh tại các cửa hàng lưu niệm, Trung tâm thương mại Hạ Long Center mới đưa vào khai thác.
 
Du lịch Hạ Long năm nay: Ở đâu? Ăn gì? Chơi gì? 23
Sá sùng khô
Du lịch Hạ Long năm nay: Ở đâu? Ăn gì? Chơi gì? 24
Mực khô
Du lịch Hạ Long năm nay: Ở đâu? Ăn gì? Chơi gì? 25
Chả mực
Du lịch Hạ Long năm nay: Ở đâu? Ăn gì? Chơi gì? 26
Mỹ nghệ than đá
Du lịch Hạ Long năm nay: Ở đâu? Ăn gì? Chơi gì? 27
Chợ Hạ Long
Du lịch Hạ Long năm nay: Ở đâu? Ăn gì? Chơi gì? 28
Trung tâm thương mại Hạ Long Center
Quảng Ninh với thế mạnh là du lịch biển đảo. Ngoài Hạ Long, du khách có thể đến Vân Đồn, Quan Lạn, Ngọc Vừng, Cô Tô...để được hoà mình trong làn nước trong xanh của những bãi tắm còn hoang sơ với những con người thân thiện mến khách.
Du lịch Hạ Long năm nay: Ở đâu? Ăn gì? Chơi gì? 29
Biển Vân Đồn
Du lịch Hạ Long năm nay: Ở đâu? Ăn gì? Chơi gì? 30
Biển Quan Lạn
Du lịch Hạ Long năm nay: Ở đâu? Ăn gì? Chơi gì? 31
Biển Ngọc Vừng
Du lịch Hạ Long năm nay: Ở đâu? Ăn gì? Chơi gì? 32
Một góc Cô Tô


 
Nhà hàng ăn Trung Quốc Quan Hải Lầu
Nhà hàng chuyên kinh doanh theo thực đơn và phong cách Trung Hoa, do đầu bếp Trung Quốc thực hiện. Nhà hàng có thể phục vụ cùng lúc cho 250 thực khách với 1 phòng ăn lớn cùng nhiều phòng ăn nhỏ.
 
Nhà hàng Phong Quí
Nhà hàng Phong Quí Công suất phục vụ: 120 khách Địa chỉ: Đường Vườn Đào (đối diện K/s HL3) - Phường Bãi Cháy Điện thoại: (033) 3844612
 
Nhà hàng Vĩnh Thắng
Nhà hàng Vĩnh Thắng Công suất phục vụ: 60 khách Địa chỉ: Đường Hạ Long - Phường Bãi Cháy Điện thoại: (033) 3845044
 
Nhà hàng Hải Ninh
Nhà hàng Hải Ninh Công suất phục vụ: 50 khách Địa chỉ: Ki ốt Vườn Đào - Phường Bãi Cháy Điện thoại: (033) 3845503
 
Nhà hàng Phương Oanh
Nhà hàng Phương Oanh Công suất phục vụ: 240 khách Địa chỉ: Đường Hạ Long - Phường Bãi Cháy Điện thoại: (033) 3846145
 
Nhà hàng Văn Sóng
Nhà hàng Văn Sóng Công suất phục vụ: 20 khách Địa chỉ: Ki ốt Vườn Đào - Phường Bãi Cháy Điện thoại: (033) 3845084
 
Nhà hàng Ánh Tuyết
Nhà hàng Ánh Tuyết Công suất phục vụ: 40 khách Địa chỉ: số 2 Vườn Đào - Phường Bãi Cháy Điện thoại: (033) 3847598
 
Nhà hàng Văn Trường
Nhà hàng Văn Trường Công suất phục vụ: 30 khách Địa chỉ: Tổ 10, K4 - Phường Bãi Cháy Điện thoại: (033) 3847810
 
Nhà hàng Vinh Quang
Nhà hàng Vinh Quang Công suất phục vụ: 20 khách Địa chỉ: Ki ốt Vườn Đào - Phường Bãi Cháy Điện thoại: (033) 3845044
 
Nhà hàng - Khách sạn Bạch Đằng
Nhà hàng - Khách sạn Bạch Đằng Công suất phục vụ: 370 khách Địa chỉ: Đường Hạ Long - Phường Bãi Cháy Điện thoại: (033) 3846330
 
Nhà hàng - Khách sạn Bưu Điện
Nhà hàng - Khách sạn Bưu Điện Công suất phục vụ: 400 khách Địa chỉ: Đường Hạ Long - Phường Bãi Cháy Điện thoại: (033) 3844890
 
Nhà hàng Bích Nhuận
Nhà hàng Bích Nhuận Công suất phục vụ: 40 khách Địa chỉ: Ki ốt Ngã 3 Vườn Đào - Phường Bãi Cháy Điện thoại: (033) 3847019
 
Nhà hàng Kim Quy
Nhà hàng Kim Quy Công suất phục vụ: 100 khách Địa chỉ: số 276 Đường Hạ Long (khu Cái Dăm) Điện thoại: (033) 3846114
 
Nhà hàng Thu Hường
Nhà hàng Thu Hường Công suất phục vụ: 1000 khách Địa chỉ: Đường Hạ Long - Phường Bãi Cháy Điện thoại: (033) 3845142
 
Nhà hàng Lan Hương
Nhà hàng Lan Hương Công suất phục vụ: 30 khách Địa chỉ: Ki ốt Ngã 3 Vườn Đào - Phường Bãi Cháy Điện thoại: (033) 3847815
 
Nhà hàng Hạnh Hương
Nhà hàng Hạnh Hương Công suất phục vụ: 50 khách Địa chỉ: Ki ốt Vườn Đào - Phường Bãi Cháy Điện thoại: (033) 3847815
 
Nhà hàng Phượng Vĩ
Công suất phục vụ: 70 khách Địa chỉ: Ki ốt Tỉnh Đoàn Đường Hạ Long - Phường Bãi Cháy Điện thoại: (033) 3847019
 
Nhà hàng Duy Tân
Nhà hàng Duy Tân Công suất phục vụ: 40 khách Địa chỉ: Ki ốt Tỉnh Đoàn Đường Hạ Long - Phường Bãi Cháy Điện thoại: (033) 3845446
 
Nhà hàng Hạ Long 3
Nhà hàng Hạ Long 3 Công suất phục vụ: 300 khách Địa chỉ: Công ty Du lịch Quảng Ninh - Đường Vườn Đào - Phường Bãi Cháy Điện thoại: (033) 3846316
 
Nhà hàng - Khách sạn Hoàng Lan
Nhà hàng - Khách sạn Hoàng Lan Công suất phục vụ: 150 khách Địa chỉ: Số 15, 17 Vườn Đào - Phường Bãi Cháy Điện thoại: (033) 3847878
 
Nhà hàng - Khách sạn Moonlight
Nhà hàng - Khách sạn Moonlight Công suất phục vụ: 300 khách Địa chỉ: Khu Đông Hùng Thắng- Phường Bãi Cháy Điện thoại: (033) 3848848
 
Nhà hàng Vân Hải 2
Nhà hàng Vân Hải 2 Công suất phục vụ: 500 khách Địa chỉ: Cty CP du lịch Vân Hải - Đường Hạ Long Điện thoại: (033) 3846403
 
Nhà hàng Hoàng Gia
Nhà hàng Hoàng Gia Địa chỉ: Khu công viên Hoàng Gia, đường Hạ Long, Bãi Cháy- T.P Hạ Long Điện thoại: 033. 3845913
 
Nhà hàng Việt Cường
Nhà hàng Việt Cường Công suất phục vụ: 40 khách Địa chỉ: Đường Hạ Long - Phường Bãi Cháy Điện thoại: (033) 3848152
 
Nhà hàng Thuý Hiền
Nhà hàng Thuý Hiền Công suất phục vụ: 20 khách Địa chỉ: Đường Hạ Long - Phường Bãi Cháy Điện thoại: (033) 3846185
 
Nhà hàng Panorama
Nhà hàng Panorama Công suất phục vụ: 250 khách Địa chỉ: Khách sạn Sai Gòn Hạ Long, 168 đường Hạ Long, phường Bãi Cháy, TP Hạ Long, Quảng Ninh Điện thoại: (033) 3845845
 
Nhà hàng Gió Biển
Nhà hàng Gió Biển Công suất phục vụ: 100 khách Địa chỉ: Khách sạn Vườn Đào - Đường Hạ Long Điện thoại: (033) 3847490
 
Nhà hàng Hồng Lĩnh
Nhà hàng Hồng Lĩnh Công suất phục vụ: 20 khách Địa chỉ: Đường Hạ Long - Phường Bãi Cháy Điện thoại: (033) 3847647
 
Nhà hàng Bay View
Nhà hàng Bay View Công suất phục vụ: 20 khách Địa chỉ: số 88 Đường Hạ Long - Phường Bãi Cháy Điện thoại: (033) 3846888
 
Nhà hàng Vườn Thanh niên
Nhà hàng Vườn Thanh niên Công suất phục vụ: 150 khách Địa chỉ: Đường Hạ Long - Phường Bãi Cháy Điện thoại: (033) 3846464
 
Nhà hàng Ngọc Sương
Công suất phục vụ: 120 khách Địa chỉ: Đường Hạ Long (khu Cái Dăm) - Phường Bãi Cháy Điện thoại: (033) 3846159
 
Nhà hàng - Khách sạn Thái Hà
Nhà hàng - Khách sạn Thái Hà Công suất phục vụ: 70 khách Địa chỉ: số 58 Phố Anh Đào - Phường Bãi Cháy Điện thoại: (033) 3846851
 
Nhà hàng - Khách sạn Hoàng Hà
Công suất phục vụ: 100 khách Địa chỉ: Đường Hậu Cần - Phường Bãi Cháy Điện thoại: (033) 3845244
 
Nhà hàng Hạ Long 2
Nhà hàng Hạ Long 2 Công suất phục vụ: 150 khách Điện thoại: (033) 3846445
 
Nhà hàng Hạ Long 1
Nhà hàng Hạ Long 1 Công suất phục vụ: 400 khách Điện thoại: (033) 3846014
 
Nhà hàng - Khách sạn Tiên Long
Công suất phục vụ: 300 khách Địa chỉ: Phố Vườn Đào - Phường Bãi Cháy Điện thoại: (033) 3846372
 
Nhà hàng - Khách sạn Công đoàn
Công suất phục vụ: 350 khách Địa chỉ: Đường Hạ Long - Phường Bãi Cháy Điện thoại: (033) 3846442
 
Nhà hàng Việt Nam - Cty TNHH LD Qtế Hoàng Gia
Công suất phục vụ: 400 khách Địa chỉ: Đường Hạ Long- Phường Bãi Cháy Điện thoại: (033) 3846658
 
Nhà hàng Cafe Hạ Long - Cty TNHH Mũi Ngọc
Công suất phục vụ: 78 khách Địa chỉ: Đường Hạ Long - Phường Bãi Cháy Điện thoại: (033) 3847780
 
Nhà hàng - Khách sạn Biển Đông
Công suất phục vụ: 70 khách Địa chỉ: T12, K4b Vườn Đào - Phường Bãi Cháy Điện thoại: (033) 3846677
 
Nhà hàng Hoa Biển
Công suất phục vụ: 300 khách Địa chỉ: Đường Hạ Long - Phường Bãi Cháy Điện thoại: (033) 3846776
 
Nhà hàng Hoà Nguyên
Công suất phục vụ: 150 khách Địa chỉ: T8, K9 Cái Dăm - Phường Bãi Cháy Điện thoại: (033) 3845084
 
Nhà hàng - Khách sạn Sao Mai
Công suất phục vụ: 300 khách Địa chỉ: T 1, K2a Đường Hạ Long - Phường Bãi Cháy Điện thoại: (033) 3846246
 
Nhà hàng Pool Side
Nhà hàng Pool Side Công suất phục vụ: 100 khách Địa chỉ: Khách sạn Hạ Long Plaza - số 8 Đường Hạ Long - Phường Bãi Cháy Điện thoại: (033) 3845810
 
Nhà Hàng Cổ Ngư
Nhà hàng Cổ Ngư được khai trương vào tháng bẩy năm 2009, là một thành viên mới của Công ty TNHH Hương Hải, cùng với các du thuyền sang trọng và nổi tiếng như Huong Hai Junks, Indochina Sails, Valentine, Ginger, Jasmine và du thuyền du lịch 5 sao đầu tiên và sang trọng bậc nhất trên sông Mekong, RV La Marguerite.
(Sưu tầm : Phan Bảo Khuê)
Tags : 
máy hàn , máy bắt vít , máy chà nhám

Chủ Nhật, 9 tháng 2, 2014

Những món đặc sản ở Cao Bằng

Rau dạ hiến

Dạ hiến (hay còn gọi là rau bồ khai), tiếng Tày - Nùng gọi là Phjắc diển, thường mọc hoang ở vùng núi đá Cao Bằng. Ðây là loại cây thân dây rất giòn, bẻ dễ gãy. Thân được chia làm nhiều nhánh to bằng đầu đũa và những nhánh này bò, bám theo các cây thân gỗ gần đấy để vươn lên cao nhận ánh nắng mặt trời. Dù là thứ rau dại, mọc hoang nhưng không phải chỗ nào cũng có. Vì thế, khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 7 âm lịch, ai vào rừng hái được một, hai nắm rau dạ hiến là cảm thấy rất quý.

Dạ hiến không đơn thuần là một thứ rau rừng có vị ngon, hấp dẫn một cách kỳ lạ mà còn là vị thuốc bổ thận, mạnh gân cốt.

Thứ rau này chỉ cần rửa sạch, ngắt như ngắt rau muống là đem xào. Cách xào cũng gần như xào rau muống, nghĩa là mỡ càng già càng tốt và chỉ cần đảo qua vài lượt cho rau vừa chín tới (xào tái là ngon nhất). Chỉ nhai vài miếng ta đã thấy ngay cái vị hấp dẫn của thứ rau này, vì nó vừa có vị béo ngậy, vừa thơm. Khi ăn, ta cảm thấy như bao nhiêu tinh tuý của rau rừng mùa xuân đều tập trung ở thứ rau này. Nếu như ai đã ăn quen, lâu ngày xa quê, rồi bỗng trở về và được ăn rau Dạ hiến thì sẽ có cảm giác như mình vừa được thưởng thức "sơn hào hải vị". Nhiều cụ lang cho rằng, Dạ hiến không chỉ đơn thuần là một thứ rau rừng có vị ngon hấp dẫn một cách kỳ lạ mà còn là một vị thuốc bổ thận, mạnh gân cốt. Ðặc biệt, rễ cây rau Dạ hiến đỏ còn là một trong nhiều vị thuốc chữa chứng vô sinh.

Do ngon và có nhiều công dụng như thế nên từ nhiều năm nay, Dạ hiến trở thành một thứ rau đặc sản ở Cao Bằng. Vào dịp xuân hè, ở vùng thị xã cũng như ở các thị trấn, thị tứ, hầu như không có bữa tiệc, bữa cỗ nào là không có đĩa rau Dạ hiến xào lẫn thịt bò tươi hoặc lòng lợn, lòng gà... Trong vài ba năm lại đây, nhiều vị khách quen từ miền xuôi lên Cao Bằng vào dịp từ tháng 2 đến tháng 6, tháng 7 âm lịch đều không quên tìm ăn món phở xào rau Dạ hiến. Quả thực đây là một món ăn lạ và ngon, hình như chỉ ở Cao Bằng mới có. Nhiều người cho rằng đến bữa nếu có món phở xào Dạ hiến thì không cần thêm một thứ thức ăn nào khác vẫn ăn đến no được, mà no rồi vẫn còn thèm.

Do Dạ hiến vừa là thứ rau đặc sản, vừa là loại rau đặc biệt sạch nên các mẹ, các chị từ các làng bản xa gánh ra chợ thị xã bao nhiêu cũng không đủ bán. Hiện nay thứ rau này không chỉ tiêu thụ ở Cao Bằng mà nhiều người đã biết cách bảo quản để chuyển về dưới xuôi để làm quà cho người thân. Cũng do nhu cầu tiêu thụ lớn như vậy nên nhiều gia đình ở các xóm làng vùng sâu đã biết bảo vệ, gìn giữ cây Dạ hiến. Một số chủ vườn rừng đã bắt đầu để tâm nghiên cứu, trồng thử để dần dần đưa Dạ hiến vào vườn cây của mình.

Vịt quay 7 vị Cao Bằng

Tỉnh Cao Bằng nước ta cũng có một món vịt quay mà khi ăn ai cũng phải tấm tắc đó là món vịt quay 7 vị. Gọi là món vịt quay 7 vị vì người Cao Bằng dùng đến 7 loại gia vị khác nhau để ướp món thịt vịt này.

Không phải như món vịt thông thường, để có món vịt quay Cao Bằng, ngay từ khâu chọn vịt đã rất công phu. Vịt cỏ không dùng được, ngược lại vịt quá to, nhiều mỡ cũng bị loại. Vịt vừa phải, chắc thịt, sáng lông, nặng khoảng 1,8 kg, 2 kg được làm sạch, mổ moi cho khéo rồi nhúng qua nước sôi làm săn thịt.

Quan trọng nhất là khâu ướp vịt. Mắm, muối hoà lẫn trong nước 7 vị (7 vị đó có lẽ là bí quyết riêng của người Tày sống ở miền đông tỉnh Cao Bằng, bởi chỉ cần đi sang miền Tây, món vịt đã không còn mang cái vị lạ hấp dẫn ấy nữa) rút từ từ vào bụng vịt để gia vị ngấm sâu vào từng thớ thịt. Một chiếc lạt tre dẻo, chẻ mỏng và chuốt nhọn đầu dựng làm kim, khâu bụng vịt, giữ cho nước không chảy ra ngoài.

Vịt được thổi phồng và chần qua nước sôi một lần nữa, sau đó rưới mật ong và quét dấm lên khắp thân. Cách làm này khiến cho thịt vịt vừa mềm, vừa có vị đậm của mật ngọt, lại không bị khô da khi nướng trên than hồng.

Than nướng vịt phải trộn thứ than củi nỏ, bén lửa đều thì thịt sẽ không bị ám khói. Ngồi trông vịt quay, người ta có cái thú mắt được nhìn mầu thịt rộm vàng lên qua mỗi lượt lửa hồng, mũi ngào ngạt mùi thơm của thịt vịt nướng và không khỏi thèm thuồng bởi mùi hương quyến rũ do mật và mỡ bắt lửa cháy xèo xèo.

Con vịt nóng giãy, bị xẻ làm đôi chỉ bằng đúng một nhát dao. Nước dùng trong bụng vịt được đổ riêng ra bát, dùng luôn làm nước chấm hoặc tưới lên đĩa thịt. Cổ cánh để bán riêng và thường hết ngay. Con dao nhà nghề phập từng nhát một để tạo ra những miếng thịt sắc cạnh, còn nguyên lớp da. Lớp thịt sau da mầu hồng đào, vừa chín tới, mềm và ngọt. Nhưng quyến rũ hơn cả là mùi thơm vô vùng khó tả.

Vịt sau khi quay được chặt nhỏ xếp ra đĩa, da óng màu mật, rộm vàng cánh gián. Thịt ăn chắc ngọt, mềm nhưng không bở, không dai. Mỗi khi răng cắn ngập vào miếng thịt, người ta phải nhai thật chậm để thưởng thức hết vị ngọt của mật ong rừng quyện với vị béo của dầu, vị ngon của miếng vịt non đầu tháng săn chắc.

Bánh trứng kiến

Cứ vào khoảng tháng 4, tháng 5 hằng năm, bà con dân tộc Tày tỉnh Cao Bằng lại cùng nhau vào rừng tìm trứng kiến đen về làm bánh Trứng kiến. Bánh Trứng kiến (tiếng Tày gọi là pẻng rày) được làm từ bột nếp, trứng kiến cùng lá non của cây vả. Trứng kiến đen ở rừng Cao Bằng rất mẩy, béo và có hàm lượng đạm cao.


Làm được món pẻng rày phải vào rừng kiếm trứng kiến. Nhưng không phải loại kiến nào cũng có thể lấy trứng để ăn được. Chỉ lấy trứng của loại kiến đen mà người Tày thường gọi là tua rày có thân nhỏ, đuôi nhọn. Loại kiến này đi lại khá nhanh và thường làm tổ trên cây vầu. Tổ của chúng màu đen, hình tròn hoặc hình bầu dục được làm từ lá cây mục và kết chặt vào những cành cây. Một tổ kiến to có thể lấy được vài ba chén trứng.

Một thứ nguyên liệu không thể thiếu khi làm món bánh trứng kiến là lá cây vả, người Tày gọi là bâu ngỏa. Khi làm bánh phải chọn loại cây lá nhỏ sẽ thơm và mềm hơn loại to. Chọn lá làm bánh phải chọn loại lá bánh tẻ, không quá non và không quá già. Vì nếu lá non quá, lá dày khi hấp lên bánh chín thì lá nát không cầm được bánh, còn nếu lá già quá thì bánh ăn dai không còn vị thơm của lá.

Gạo nếp có pha một ít gạo tẻ để bột đỡ dẻo. Xay bột thật mịn, thêm nước vừa phải đảo nhuyễn với độ mềm vừa phải. Lá vả rửa sạch, bỏ phần gân lá ở mặt dưới rồi trải bột lên đó với độ dày vừa phải, chú ý không trải ra hết mép lá để khi hấp chỗ lá đó xoăn lại thành mép bột không tràn ra ngoài. Trứng kiến đem phi mỡ lợn cho thơm, cho thêm ít lá hẹ rồi rắc lên lớp bột và gập đôi chiến lá lại kế đó đem vào khay hấp. Khi bánh chín đem ra để nguội rồi dùng kéo cắt ra từng miếng vuông vừa phải. Bánh trứng kiến ăn dẻo, thơm mùi lá vả, béo và ngậy mùi trứng kiến. Đây là một trong những nét văn hoá ẩm thực mang giá trị văn hoá của đồng bào dân tộc Tày tỉnh Cao Bằng.

Hạt dẻ Trùng Khánh

Khi nói về các sản vật quý của Cao Bằng ai cũng nhớ đến Hạt dẻ Trùng Khánh, đó là thứ quả ở Việt Nam duy nhất chỉ có ở Cao Bằng. Du khách nhớ đến hạt dẻ vì nó là loại quả có hương vị thơm ngon nhất; bùi ngậy nhất, dù bạn chế biến luộc, rang, sấy hoặc ninh với chân giò, thịt gà, hạt dẻ vẫn gũi được hương vị.

Quả có màu nâu đều, tròn trịa, hạt nhỏ nhất cũng bằng ngón chân cái. Tuy vậy, do đồng bào Tày, Nùng trồng theo lối quảng canh nên sản lượng không đáng kể. Ngay tại thị xã này ai có "cơ may" mới mua được đúng hạt dẻ Trùng Khánh, mà phải vào tháng Chín, tháng Mười hàng năm vì đây là mùa thu hoạch.

Tuy trồng cây dẻ không tốn công sức chăm sóc, giá thành hạt dẻ cao hơn ngô, đậu đỗ nhưng đồng bào ở Trùng Khánh vẫn chẳng muốn mở rộng diện tích là do phong tục thả rông trâu bò ảnh hưởng lớn đến việc bảo vệ và thu hoạch hạt dẻ.

Xôi trám Cao Bằng

Chọn trám chín mọng, tươi, ngâm nước ấm rồi lấy thịt trám trộn với xôi đã đồ. Xôi trám dậy màu hồng tím, ăn thơm và béo ngậy.

Khi tiết trời sang thu, bà con các dân tộc Tày, Nùng ở vùng đông bắc lên rừng hái trám. Mùa thu, vào các bản làng của đồng bào sẽ có dịp được thưởng thức món xôi trám (khẩu nua mác bây).

Cách làm món này đơn giản lại thơm ngon, bổ. Khách có thể mua tại các phiên chợ vùng cao mua vài cân làm quà, để nhớ mãi hương vị đậm đà của trám.

Trám có hai loại: trám trắng và trám đen. Trám trắng thường dùng làm mứt, kẹo, đậu sị, ô mai, dùng chữa ho, viêm họng giải khát chữa say rượu; còn trám đen dùng làm món ăn kho, sốt với cá, đậu phụ, có vị đậm đặc riêng. Nhưng chỉ có trám đen mới dùng làm xôi trám.

Vào tháng tám, tháng chín âm lịch, người dân lên rừng hái quả. Trám nấu xôi chọn quả chín mọng, không bị sâu, hái về ngâm vào nước ấm khoảng 25 đến 30 độ C một lúc cho mềm (nước nóng hơn trám sẽ không mềm). Trám om rồi đem bóc vỏ đen, lấy phần thịt bỏ hột, rồi trộn với xôi đã đồ chín đảo thật đều, nhuyễn, xôi có mầu hồng tím là được.

Xôi trám làm đơn giản nhưng ăn rất bổ, thơm, bùi và béo ngậy. Nếu chưa có điều kiện làm xôi, khi thu hái về xử lý quả trám bằng nước ấm, bóc lấy phần thịt đem sấy khô đựng vào lọ ăn dần.

Bánh áp chao

Mùa đông ở Cao Bằng có một món ăn rất đặc biệt, món ăn làm xua tan đi nhanh chóng cơn giá lạnh miền núi. Đó là món ăn thoạt nhìn thì giống bánh rán, nhưng không phải là bánh rán, người Cao Bằng gọi đó là áp chao.

Món ăn được nhiều người Cao Bằng rất mê, và rất nhớ khi đi xa vì cái sự đơn giản nhưng ngon khó diễn tả. Chỉ cần một hũ bột, nêm gia vị đơn giản, với một chảo dầu đầy, nóng, lấy khuôn đong từng đọt bột, nhúng vào chảo dầu sôi lên, ăn nóng kèm với một số phụ gia, rau thơm.

Những ngày mùa đông đến với Cao Bằng, ở thị xã, bạn có thể tấp vào một quán lề đường, ngồi sưởi ấm giá rét bằng một chầu áp chao, thật khó quên.

Bánh khảo

Mỗi dịp xuân về, cùng nô nức chuẩn bị các món bánh của dân tộc, đi chợ sắm Tết, thì người Cao Bằng còn hối hả sửa soạn làm bánh khảo - bánh cổ truyền không thiếu được trên bàn thờ cúng tổ tiên. Bánh khảo thực chất là một thứ lương khô của người Tày, Nùng, cất để ăn cả tháng cũng không mốc, không ỉu. Với phong tục đón Tết trong cả tháng đầu xuân, thì chừng nào trong nhà còn bánh khảo, chừng đó vẫn còn là Tết.

Làm bánh khảo đòi hỏi phải khéo léo và tỉ mẩn. Bánh khảo thì ai có dụng cụ cũng có thể "làm được", nhưng muốn "ăn ngon" thì thật là kiệt tác. Người làm bánh khảo khéo chính là người nghệ nhân. Làm bánh khảo cũng thật vui, vì lúc đó các thế hệ trong gia đình đều tham gia cả - người già làm việc nhẹ nhàng, thanh niên thì xông xáo những việc nặng hơn, hàng xóm cũng xúm tay lại giúp, mọi người cùng vui vẻ làm việc hăng say khi không khí Tết đang lại gần.

Nguyên liệu làm bánh từ gạo nếp. Gạo sau khi vo, để khô, cho vào rang và xay bằng cối đá (xay khô) đến khi bột mịn. Lấy giấy bản lót vào thúng, đổ bột vào và “hạ thổ” qua đêm. Mục đích của "hạ thổ" là làm cho bột bánh ỉu và có độ dẻo.

Trên tờ giấy hình vuông, bánh đặt chéo thành 4 hình tam giác gấp vào, dùng hồ dán (bột làm bánh) dính 4 đỉnh tam giác lại. Chiếc bánh được khoác áo vuông đẹp mắt.

(Sưu tầm : Phan Bảo Khuê)
Tags : máy cắt cỏ , máy rửa xe chính hãng ,máy hút bụi

Thứ Bảy, 1 tháng 2, 2014

Hướng dẫn cách đi thác Giang Điền bằng xe buýt

Thác Giang Điền (xã Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) nằm sát thị trấn Trảng Bom (tỉnh Đồng Nai), cách Tp. Biên Hòa 22 km, Tp. Hồ Chí Minh 48 km, Tp. Vũng Tàu 82 km và có thể dễ dàng đến tham quan trong vòng ngày. Nơi đây không có nhiều dịch vụ, cảnh quan cũng không nhiều và quá đặc biệt nên chỉ cần 1 ngày là đủ.
1. Đi đến thác Giang Điền thế nào?
Từ trung tâm Sài Gòn đến Giang Điền chỉ khoảng 50km. Vì vậy, bạn có thể tới đó bằng xe máy và nhiều phương tiện khác.
- Cách 1 - Đi bằng xe máy: Từ Sài Gòn theo hướng xa lộ Hà Nội về Đồng Nai, qua cầu Sài Gòn, đến Suối Tiên, Tân Vạn, chạy thẳng qua cầu Đồng Nai, đến ngã 3 Vũng Tàu, chạy thẳng qua Biên Hòa, đi ra quốc lộ 1A, đến Trị An, chạy thẳng sẽ tới thác Giang Điền cách đó khoảng 1,3 km.
- Cách 2 - Đi bằng xe buýt: Hiện tại có 2 tuyến xe bus đi từ Sài Gòn tới thác Giang Điền.
Tuyến xe buýt số 12: Chợ Bến Thành - Khu du lịch sinh thái thác Giang Điền
+ Thời gian hoạt động: 5h00 - 16h45
+ Tuyến đường đi và về như nhau: Chợ Bến Thành - Hàm Nghi - Tôn Đức Thắng - Đinh Tiên Hoàng - Nguyễn Thị Minh Khai - Ngã tư Hàng Xanh - Xa lộ Hà Nội - KDL Suối Tiên - Quốc lộ 52 - Siêu thị Big C (ngã ba Vũng Tàu) - Quốc lộ 1A - Ngã tư Tam Hiệp - Ngã ba Hố Nai - Ngã ba Trị An - Nhà thờ Trà Cổ - KDL Thác Giang Điền.
Tuyến xe buýt số 602: Ngã 3 Dầu Giây - trường Đại học Nông Lâm.
+ Thời gian hoạt động: 5h00 - 18h30
+ Lượt đi: Ngã 3 Dầu Giây - Quốc lộ 1A - Cổng khu du lịch thác Giang Điền - Ngã 3 Trị An - Quốc lộ 1A - Ngã 3 Tam Hiệp - Quốc lộ 1A - Ngã 3 Vũng Tàu - Quốc lộ 1A - Cầu Đồng Nai - Quốc lộ 1A - Trạm 2 - Quốc lộ 1A - Bến trường Đại học Nông Lâm.
+ Lượt về: Bến trường Đại học Nông Lâm - Quốc lộ 1A Trạm 2 - Quốc lộ 1A - Cầu Đồng Nai - Quốc lộ 1A - Ngã 3 Vũng Tàu - Quốc lộ 1A - Ngã 3 Tam Hiệp - Quốc lộ 1A - Cổng khu du lịch thác Giang Điền - Trị An - Quốc lộ 1A - Ngã 3 Dầu Giây.
- Cách thứ 3 - thuê xe du lịch: Với khoảng cách cũng khá gần nên giá cả thuê xe cũng chỉ tầm 1 triệu đồng trở lại, đồng thời đảm bảo an toàn.
2. Đi thác Giang Điền ăn uống ở đâu?
- Trong khu thác có nhà hàng phục vụ đầy đủ món ăn, giá không mềm và đôi khi phải chen lấn chờ chực trong ngày lễ hay mùa du lịch. Tốt nhất là bạn nên chuẩn bị thức ăn nhẹ cho mình. Nếu siêng, có thể chuẩn bị đầy đủ món ăn, đồ nhậu, bia, rượu, rồi thuê chỗ ngồi nhăm nhi ngắm thác, tán dóc.
- Nếu không tự chuẩn bị được đồ ăn, bạn cũng có thể ghé vào 3 nhà hàng ở khu du lịch thác Giang Điền: Nhà hàng Hoa Sứ, Phượng Son và nhà hàng Hoàng Yến.
- Trong khu du lịch cũng có nơi cho thuê đồ để nấu nướng và có khu vực nhà hàng ăn uống nhưng ít và giá khá đắt.
3. Qua đêm ở thác Giang Điền ở đâu?
Với các nhóm teambulding thì các bạn có thể tạo không khí vui vẻ bằng các trò chơi, lửa trại, giao lưu học hỏi, hát hò... thì đi qua đêm sẽ thú vị hơn nhiều.
Nếu là đôi tình nhân muồn tìm không gian riêng và cảm giá lạ, thì có thể qua đêm bằng lều, đảm bảo vô cùng lý thú. Giá thuê lều là 150.000đ (thứ 2 - 6), 180.000đ (thứ bảy, chủ nhật), 290.000đ (lễ tết).
Giá khách sạn tre xanh là 400.000 - 480.000đ trong ngày. Qua đêm là 500.000 - 650.000đ/ngày.
4. Đến thác Giang Điền có gì chơi?
Đến khu du lịch Giang Điền, bạn phải mua vé vào cổng. Vào bên trong, mọi dịch vụ đều có phí. Riêng tắm thác không cần mua vé nhưng phải thuê áo phao.
Kinh nghiệm du lịch thác Giang Điền trong 1 ngày ảnh
Bảng giá dịch vụ
Đến đây, bạn có thể tắm thác, nhưng phần lớn là tham gia các trò như cắm trại, liên hoan, teambuiding…
Ngoài ra, mọi người còn có thể thuê xe đạp hoặc đi xe điện dạo lòng vòng trong khu du lịch, ngắm cảnh, chụp hình cũng được.
Vì vậy, đi theo gia đình hoặc theo nhóm sẽ vui hơn. Như trên đã nói, nơi đây có lẽ chỉ phù hợp cho các nhóm bạn trẻ hoặc đôi tình nhân.
Nếu muốn tắm thác Giang Điền thì các bạn lưu ý: Chỉ mùa khô mới sạch còn mùa mưa thì nước đục đỏ ngầu. Tránh mặc đồ màu trắng hay đen quá vì sau khi về thì màu chủ lực trên người bạn sẽ là vàng đất đỏ. Muốn xuống tắm thì phải có áo phao, không có thì phải thuê. Tùy mùa có thể tắm được hay không. Nếu tắm thì cẩn thận vì nhiều đá bén nên dễ đứt chân.
Lời khuyên: Nếu đi vào mùa nắng thì bạn nên khoác thêm áo bên ngoài. Từ chỗ mua vé để vào đến bên trong thác phải đi quãng đường khá xa, nếu có thể, hãy mua vé xe của khu du lịch thác Giang Điền để di chuyển vào trong đó. Khi bơi, nên bơi ở hồ giữa, nghĩa là không sang bên trái (quá sâu, phải thuê áo phao), cũng không bơi/tắm ở mạn phải (rìa mạn phải đá trơn trượt, nước đục và chảy xiết). Bạn có thể mang theo bọc hoặc chai nước suối cùng với mấy cái vợt con để bắt cá, nơi này nói chung mặc dù đã tôn tạo nhưng vẫn còn hoang sơ nên còn cá và một số côn trùng dưới nước, coi chừng bị dị ứng.
(Sưu tầm : Phan Bảo Khuê)

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More