1. Sơ Lược Về Biển Cửa Lò
Bãi biển Cửa Lò là một trong những bãi biển đẹp ở Bắc Trung Bộ Việt Nam.Cách thành phố Vinh 16km về phía Đông, cách Thủ đô Hà Nội gần 300km về phía Bắc và Thành phố Hồ Chí Minh 1.400km về phía Nam. Với bờ biển dài 10.2km và các điểm du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, Cửa Lò đang trở thành điểm đến của những du khách trong và ngoài nước.
Không có những khu resort hay khách sạn năm sao, dịch vụ du lịch Cửa Lò còn chập chững ở thời kỳ đang phát triển. Chính vì vậy, du khách thập phương tìm đến đây không phải để tận hưởng trọn vẹn những ưu ái của thiên nhiên, đất trời hay những tiện nghi, xa hoa của một kỳ nghỉ mát. Họ tìm đến đây để nghỉ ngơi trong cái cảm giác thư thái nơi miền đất hiền hòa và có phần chân chất ấy.
Bãi biển nơi đây đón chào du khách không chỉ bằng dải cát dài phẳng lặng, hay những rặng phi lao rì rào trong gió, hay tiếng sóng vỗ bờ không nghỉ ngày đêm, mà còn bằng vẻ đẹp tráng lệ của thời khắc ban mai, khi bình minh lên và mặt trời ló dạng. Bên cạnh những áng mây rực sắc đỏ huy hoàng, một ngày mới bắt đầu cùng hình ảnh lam lũ của người dân là ấn tượng khó phai mờ trong ký ức của những ai đã một lần từng chứng kiến.
Bãi biển Cửa Lò trong chiều dài lịch sử tự nhiên vốn là một bãi biển dài, đẹp với dải cát trắng và ánh nắng vàng. Đó cũng là nơi cư trú của các làng chài và nơi tắm biển, nghỉ ngơi, dạo chơi của cộng đồng dân cư quần tụ còn thưa thớt cho đến cuối thế kỷ XIX. Tuy nhiên cho đến lúc đó, Cửa Lò vẫn chưa phải là nơi nghỉ mát, tắm biển thực sự quan trọng của các dân cư đất Việt nói chung. Bởi lẽ đó chưa phải là nhu cầu bức thiết của cộng đồng cư dân sinh sống trên địa bàn và dọc mảnh đất Miền trung này. Đến cuối thế kỷ thứ XIX, cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam đã tác động mạnh mẽ đến Nghệ An. Vinh trở thành một trung tâm công nghiệp, nơi tập trung đông đảo công nhân và cả bộ máy hành chính với đội ngũ viên chức người Pháp, người Việt. Sự thay đổi xã hội đó và cả với những vị thế về cảnh quan thiên nhiên là lý do chủ yếu để người Pháp chọn Cửa Lò làm nơi xây dựng nhà nghỉ vào đầu thế kỷ XX. Cùng với việc công nghiệp hóa Thành phố Vinh – Bến Thủy, người Pháp cho xây dựng hệ thống giao thông hoàn chỉnh: Đường Vinh đi Cửa Hội, Cửa Lò và các điểm nghỉ dưỡng với cách bố trí đảm bảo an toàn và ý nghĩa danh thắng. Bên cạnh các khu du lịch lần lượt ra đời trong thời gian đó: SaPa (1903), Mẫu Đơn (1906), Tam Đảo (1904), Ba Vì (1906), Sầm Sơn (1907), Bạch Mã (1906), Bà Nà (1904)…Ngày 05/06/1907 đã lấy làm ngày ra đời của du lịch Cửa Lò. Điều này khẳng định các giá trị vốn có và lâu đời của du lịch Cửa Lò để có các giải pháp khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng Cửa Lò thành đô thị du lịch thật sự theo đúng tiêu chuẩn.
Trải qua hơn 100 năm với những thăng trầm của lịch sử, chỉ chừng 20 năm qua Cửa Lò mới thực sự được đánh thức và đang dần khẳng định vị thế của mình trên lộ trình phát triển của đất nước nói chung và của tỉnh Nghệ An nói riêng. Với cơ sở vật chất hạ tầng hiện có 212 nhà nghỉ, khách sạn, gần 6000 phòng nghỉ đủ phục vụ cho trên 1.3 vạn khách nghỉ qua đêm. Nhờ thế năm 2007, Cửa Lò đã đón trên 1.3 triệu lượt khách trong đó có 811 ngàn khách lưu trú. Tỷ trọng kinh tế du lịch chiếm 64.3%
Hiện nay đến với Cửa Lò, quý khách có thể đi bằng đường bộ,đường sắt, đường thủy, đường hàng không đều rất thuận lợi. Từ Cửa Lò, tham gia vào một trong các tour du lịch hấp dẫn khác ở trong và ngoài Thị Xã như: Kim Liên (Nam Đàn), Quảng trường Hồ Chí Minh (Thành phố Vinh), rừng nguyên sinh Pù Mát (Con Cuông), Lạc Xao (Lào) và Thái Lan. Với những giá trị vốn có và cảnh đẹp do thiên nhiên ban tặng, Cửa Lò có thể phát triển nhiều loại hình du lịch với sắc thái ý nghĩa riêng.
Du lịch sinh thái: Quý khách có thể đến thăm Đảo Ngư, Đảo Mắt, khu du lịch sinh thái Cửa Hội, Hang Bua, nước khoáng Kim Sơn. Lộ trình du lịch này đã được xây dựng lộ trình, quý khách có thể đến thăm các điểm du lịch đem lại cho du khách sự thoải mái khi hòa mình vào cảnh quan thiên nhiên Cửa Lò.
Du lịch tâm linh: Du khách có thể đến thăm chùa Song Ngư, chùa Lô Sơn, đền Vạn Lộc, đền Thu Lũng, các khu di tích, khu lưu niệm. Qua đó du khách sẽ cảm nhận được các giá trị văn hóa của Cửa Lò được vun đắp qua hàng trăm năm qua.
Tên Gọi Cửa Lò:
Đó là xuất phát từ cách gọi chệch đi của từ Cửa Lùa trước đây. Do chỗ con sông Cấm chảy ra biển giữa một bên là dãy núi của xã Nghi Thiết, một bên là dãy núi Lô Sơn thuộc phường Nghi Tân - Cửa Lò cho nên khi gió biển thổi vào cũng như gió từ hướng tây thổi ra biển, người ta thấy nơi đây như một cửa gió lùa. Sự cảm nhận này được đặt tên cho cửa biển và vì thế nó có tên là Cửa gió lùa. Từ cửa gió lùa người ta gọi gọn lại là Cửa Lùa. Về sau Cửa Lùa được gọi thành Cửa Lò. Khi người Pháp đến đây, địa danh này được văn tự hóa như hiện nay. Cách giải thích thứ hai cho rằng, Cửa Lò là địa danh gốc Malayo - Polinêsian với nghĩa là cửa sông. Trong ngôn ngữ Malayo - Polinêsian từ kưala để gọi tên một con sông đổ ra biển. Dần dần, danh từ kưala với nghĩa cửa sông chuyển thành danh từ riêng kưala/kưalo và địa danh hóa thành Cửa Lò. Một cách giải thích dân gian cũng khá thuyết phục về địa danh Cửa Lò là do vùng đất này ngày xưa là vùng biển tiến, cư dân nơi đây thường làm nghề nấu muối, ánh lửa phát ra từ những lò nấu muối tạo thành những ngon đèn hải đăng cho tàu thuyền ra vào cửa sông Cấm, từ cửa lò theo cách giải thích này là cửa lò muối, dần quen biến đổi gọi tắt là Cửa Lò.
2. Bãi Lữ Resort
Nhắc đến Nghệ An thì ai cũng nghĩ đến Cửa Lò, nhưng còn có một bãi biển nữa cũng đẹp và hoang sơ không kém, đó là Bãi Lữ.
Thuộc địa phận huyện Nghi Lộc của Nghệ An. Tên gọi Bãi Lữ bắt nguồn từ tên của ngọn núi Lữ Sơn đứng sừng sững hàng ngàn năm trên bãi biển.
Truyền thuyết kể rằng, có một chàng lữ khách si tình thích ngao du trong thiên hạ, đến đây đã phải lòng nàng tiên cá với sắc đẹp và giọng hát mê hồn. Chàng đã lần theo tiếng hát của nàng ra biển cả và dừng chân bên chùa dâng hương cầu phật để tiếp thêm sức mạnh cho tình yêu, rồi đứng chôn chân thẫn thờ ngoài biển, hóa thân thành núi Lữ. Bãi biển dưới chân núi đó chính là Bãi Lữ…
Cũng tại địa danh này, theo truyền thuyết dân gian, là nơi từng diễn ra bi kịch với cha con Vua An Dương Vương, khi nhà vua buộc phải tuốt kiếm chém Mỵ Châu trước khi trầm mình xuống biển.
Lịch sử với nhưng sự kiện đau buồn đã lùi xa, nay Bãi Lữ là một khu nghỉ mát cao cấp hội đủ ba điều kiện: Biển, núi, rừng.
Công ty cổ phần đầu tư kinh doanh Bãi Lữ là chủ đầu tư khu du lịch sinh thái Bãi Lữ tiêu chuẩn quốc tế 4 sao trên bãi biển rất đẹp của miền trung và hiếm có ở Nghệ An, nơi hội tụ cả biển, núi và rừng với diện tích quản lý gần 160 ha. Bãi Lữ Resort được triển khaitừ năm 2005 đến ngày 14/5/2008 đã chính thức khai trương Khu nghỉ dưỡng cao cấp ven biển, khu biệt thự ven đồi. Đây là khu du lịch sinh biển thái độc lập với 135 phòng nghỉ cao cấp, 3 nhà hàng lớn, hệ thống khuôn viên cây xanh thảm cỏ, hệ thống dịch vụ văn hoá thể thao phong phú….
Hệ thống lưu trú : Có 135 phòng nghỉ sang trọng được chia thành 2 khu vực: Khu biệt thự ven biển 79 phòng, khu biệt thự ven đồi 56 phòng.
Ẩm thực: Bãi Lữ resort có 3 hệ thống nhà hàng lớn là :Nhà hàng Châu Sa - hòn ngọc sa bên bờ biển đông (300 ghế ngồi).Nhà hàng Hoa Biển - bông hoa bên bờ biển (300 ghế ngồi).Nhà hàng Hương rừng - hương sắc núi rừng bên bờ biển đông (200 ghế ngồi). Ngoài các món chủ đạo là đặc sản biển thì mỗi nhà hàng đều có những sản phẩm đặc trưng và mang một phong cách phục vụ riêng.
Hệ thống dịch vụ: Bên cạnh các dịch vụ ăn uống, phòng nghỉ Bãi Lữ Resort còn có hệ thống dịch vụ phong phú:Hội nghị - hội thảo, masage, karaoke, lửa trại, văn hoá văn nghệ, câu lạc bộ thơ, xe điện, làng nướng, câu cá giải trí, câu mực ban đêm, xe đạp tình yêu…tour du lịch khám phá danh lam thắng cảnh và tìm hiểu văn hóa truyền thống về lịch sử xứ Nghệ quanh Bãi Lữ.
Hệ thống khuôn viên Bãi Lữ: Bãi Lữ Resort có núi,rừng, biển, có hệ thống khuôn viên cây xanh thảm cỏ lý tưởng.Vớimàu xanh làm gam màu chủ đạo nên tất cả được bài trí trong màu xanh, với màu xanh của núi rừng, màu xanh của biển cả, màu xanh của sân vườn, màu xanh của những ngôi biêt thự tạo cho du khách cảm giác gần gũi với thiên nhiên. Giữa một tổng thể màu xanh có 3 điểm nhấn màu đỏ là 3 nhà hàng. Tất cả các phòng nghỉ được thiết kế với những ngôi biệt thự biệt lập, liền kề có hướng nhìn ra biển, mỗi phòng nghỉ được kết hợp hài hòa nằm gọn trong hệ thống khuôn viên cây xanh thảm cỏ, với những chiếc xe ngựa, chum sành, gáo dừa, thuyền gỗ tạo không gian gần gũi, bình yên , đậm nét chốn quê dân giã. Bên cạnh đó hệ thống cây xanh trong khuôn viên, sân vườn đều được cấu trúc cây xanh thành 4 tầng : tầng trệt là thảm cỏ, tầng thấp là hoa, tầng trung là cây tạo hình và tầng cao là cây tạo tán, các tầng cây trong khuôn viên đan xen rất hài hòa không tách rời nhau. Một nét đặc biệt gợi sự tò mò cho du khách là trong hệ thống khuôn viên sân vườn có rất nhiều tiểu cảnh đá, mỗi tiểu cảnh đều mang một điển tích văn hóa riêng.Sau thời gian ngắn đi vào hoạt động, Bãi Lữ Resort đã trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế, là điểm đến nghỉ dưỡng trong lành yên tĩnh, đậm đà chất nhân văn Xứ Nghệ. Đó cũng là nét văn hoá riêng của Bãi lữ Resort.
Sau những ngày lao động vất vả, những cạnh tranh thời kinh tế thị trường, du khách hãy đến với Bãi Lữ Resort để tắm mình trong làn nước trong xanh của biển cả, được nghỉ dưỡng trong những căn biệt thự sang trọng, được thưởng thức những hương vị tuyệt vời của tạo hoá.. Du khách được leo núi trên những cánh rừng thông bạt ngàn để ngắm bình minh lên hay hoàng hôn xuống trên Cổng Trời Bãi Lữ, được tĩnh tâm thắp những nén nhang hướng thiện bên Phật Đài thích ca mâu ni…Thực sự du khách đã đến với một "Thiên đường ở biển"
3. Đảo Hòn Ngư
Đảo Hòn Ngư hay còn gọi Song Ngư là địa điểm mới lạ, cách bãi biển Cửa Lò hơn 4 km. Đảo Song Ngư gồm hai hòn lớn nhỏ. Hòn lớn cao 133m, hòn nhỏ cao 88m so với mặt nước biển, từ lâu đã hấp dẫn khách văn thơ. Các danh sĩ thời trước như Phan Huy Chú, Bùi Dương Lịch... từng tả Song Ngư "Dáng tròn đẹp, đứng xa trông như hai con cá bơi lượn trên làn sóng".
Ðảo Song Ngư, trong con mắt của người xưa, còn tôn thế phong thủy một vùng địa linh nhân kiệt: "Hồng Lĩnh núi cao. Song Ngư biển rộng. Gặp thời vận sáng. Ðua nở nhân tài". Vua Lê Thánh Tông những dịp đi tuần thú phương nam, thường dừng thuyền nghỉ ngơi ngoạn cảnh đảo, trời, mây, nước, và cao hứng đề thơ:
Biển rộng khí yên hơi ngớt lặng
Âu nằm bãi vắng giăng đang say.
Ba tòa u nhã đều thiêng lạ
Ðảo cá lô nhô biếc phủ dài.
Đặt chân lên đảo, khách thích thú ngắm bãi sỏi lạ mắt trải dài hàng km. Muốn tắm biển, khách có thể đi ra "bãi Tắm Tiên" nước trong biếc. Biển ở đây có giống cá giò ngon tuyệt.
Chùa cổ trên đảo Hòn Ngư
Xuống tàu, đi qua cầu cảng là được chiêm ngưỡng chùa Ngư (Song Ngư tự), có từ thời Trần nhưng mới được UBND TX Cửa Lò phục dựng vào năm 2005. Trước chùa có 2 hai cây lộc vừng tương truyền đã 600 trăm năm tuổi, cành lá um tùm sum suê mọc trên hai gốc khổng lồ. Chính giữa chùa là giếng Ngọc, có nguồn nước ngọt mát, dùng để nấu lên loại rượu Song Ngư ngon nức tiếng.
Trong chùa Ngư không có người, nhưng rất sạch sẽ, ngăn nắp. Chùa mới được phục dựng lại, nên các đồ tế khí đều sáng bóng, trang nghiêm. Đây là nơi thờ đức Phật và Sát Hải đại vương Hoàng Tá Thốn, vị tướng thủy quân quê ở Nghệ An đã có công lao đánh giặc Nguyên Mông thế kỷ XIII.
Tại đây, bên cạnh việc viếng thăm chùa Đảo Ngư, du khách còn có cơ hội tham quan phong cảnh của đảo, khu nuôi cá giò giữa biển; đồng thời sẽ thưởng thức cá giò 7 món cùng Song Ngư tửu - thứ rượu được chưng cất từ nguồn nước giếng Thần ở đảo.
4. Đảo Lan Châu
Nằm ngay sát bờ biển, đảo Lan Châu có hình dáng như một con cóc khổng lồ đang vươn mình ra biển khơi. Đảo Lan Châu nằm trong tour du lịch chính của Thị xã biển Cửa Lò, dành cho những du khách ưa khám phá vẻ đẹp hoang sơ. Đảo Lan Châu nằm ngay sát biển Cửa Lò, chia bãi tắm Cửa Lò thành hai khu vực riêng biệt. Những lúc triều dâng, toàn đảo dầm chân trong nước biển.
(Sưu tầm : Phan Bảo Khuê)
Tags : máy hàn , máy bắt vít , máy chà nhám