Ruộng bậc thang Sapa, Việt Nam - ruộng bậc thang kỳ vĩ nhất thế giới
Những thửa ruộng bậc thang ngút ngàn ở vùng núi cao Sa Pa, Lào Cai luôn là một điểm đến hấp dẫn các du khách trong và ngoài nước mỗi lần đến với Sapa. Chúng ta hãy cùng khám phá Ruộng Bậc Thang SaPa, Việt Nam ngắm nhìn vẻ đẹp độc đáo của những thửa ruộng nơi đây.
Ruộng bậc thang là một hình thức canh tác trên đất dốc của nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới. Do ở các vùng cao, miền núi hiếm đất bằng để canh tác, nhất là trồng lúa nước, người ta khắc phục bằng cách chọn các sườn đồi, núi có đất màu bạt tam cấp để tạo thành những vạt đất bằng. Sau đó tùy vào ý định canh tác mà có thể để khô hoặc dẫn nước từ những đỉnh núi cao hơn về.
Ở Việt Nam hình thức canh tác này cũng rất phổ biến ở các vùng cao như Tây Nguyên, Tây Bắc hoặc các vùng Trung du ở Bắc bộ, Trung bộ...
Trên thế giới còn có những nơi có ruộng bậc thang như: Ruộng bậc thang ở Banaue, di sản thế giới của Philippines, Ruộng bậc thang của người Inca ở Pisac, Peru, Indonesia, Ruộng bậc thang ở Vân Nam… trong nước thì có Ruộng bậc thang ở M'Drăk Đắk Lắk, Quảng Nam, ….. Nhưng những thửa ruộng bậc thang ở Sapa được đánh giá là đẹp nhất. Rất nhiều người đã vượt qua hành trình xa xôi hàng trăm km để có thể tận mắt chiêm ngưỡng những thửa ruộng uốn lượn mềm mại trên khắp các sườn đồi.
Trang Telegraph miêu tả ruộng bậc thang ở Việt Nam là một trong những cảnh quan có màu xanh nổi bật nhất thế giới. Tờ báo Anh cũng nhắc đến đây là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới.
Những thửa ruộng bậc thang ở vùng núi cao Sa Pa, tỉnh Lào Cai ở các bản làng luôn là điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước. Ở đây ruộng bậc thang được ví như những chiếc thang nối liền mặt đất với bầu trời.
Những thửa ruộng bậc thang Sa Pa có từ hàng trăm năm nay và đều do những đôi bàn tay cần mẫn của người nông dân thuộc các dân tộc thiểu số kiến tạo nên. Làm ruộng bậc thang giỏi nhất phải kể tới người Hà Nhì, rồi tới người Mông, người Dao… quanh năm sống trên những triền núi cao Hoàng Liên Sơn.
Những thửa ruộng bậc thang dù to hay nhỏ đều được “chạm khắc” trông thật bắt mắt và dễ canh tác. Trong đó có những cánh đồng bậc thang rộng hàng trăm héc ta ở Tả Van, Lao Chải, Tả Phìn… giống như những bức tranh phong cảnh khổng lồ với những đường nét uốn lượn mềm mại mà các “họa sĩ chân đất” vẽ nên.
Ruộng bậc thang Sa Pa đang tạo nên một sản phẩm du lịch độc đáo cho Việt Nam, nhất là sau khi được tạp chí du lịch Travel and Leisure (Mỹ) bình chọn là một trong 7 ruộng bậc thang kỳ vĩ nhất châu Á và thế giới.
Từ xưa đến nay, hình ảnh các khu ruộng bậc thang vẫn luôn là một hình ảnh đẹp ở các vùng cao khiến du khách và các nhà nhiếp ảnh say mê và tốn nhiều phim ảnh.
Ruộng bậc thang là một hình thức canh tác trên đất dốc của nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới. Do ở các vùng cao, miền núi hiếm đất bằng để canh tác, nhất là trồng lúa nước, người ta khắc phục bằng cách chọn các sườn đồi, núi có đất màu bạt tam cấp để tạo thành những vạt đất bằng. Sau đó tùy vào ý định canh tác mà có thể để khô hoặc dẫn nước từ những đỉnh núi cao hơn về.
Ở Việt Nam hình thức canh tác này cũng rất phổ biến ở các vùng cao như Tây Nguyên, Tây Bắc hoặc các vùng Trung du ở Bắc bộ, Trung bộ...
Trên thế giới còn có những nơi có ruộng bậc thang như: Ruộng bậc thang ở Banaue, di sản thế giới của Philippines, Ruộng bậc thang của người Inca ở Pisac, Peru, Indonesia, Ruộng bậc thang ở Vân Nam… trong nước thì có Ruộng bậc thang ở M'Drăk Đắk Lắk, Quảng Nam, ….. Nhưng những thửa ruộng bậc thang ở Sapa được đánh giá là đẹp nhất. Rất nhiều người đã vượt qua hành trình xa xôi hàng trăm km để có thể tận mắt chiêm ngưỡng những thửa ruộng uốn lượn mềm mại trên khắp các sườn đồi.
Trang Telegraph miêu tả ruộng bậc thang ở Việt Nam là một trong những cảnh quan có màu xanh nổi bật nhất thế giới. Tờ báo Anh cũng nhắc đến đây là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới.
Những thửa ruộng bậc thang ở vùng núi cao Sa Pa, tỉnh Lào Cai ở các bản làng luôn là điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước. Ở đây ruộng bậc thang được ví như những chiếc thang nối liền mặt đất với bầu trời.
Những thửa ruộng bậc thang Sa Pa có từ hàng trăm năm nay và đều do những đôi bàn tay cần mẫn của người nông dân thuộc các dân tộc thiểu số kiến tạo nên. Làm ruộng bậc thang giỏi nhất phải kể tới người Hà Nhì, rồi tới người Mông, người Dao… quanh năm sống trên những triền núi cao Hoàng Liên Sơn.
Những thửa ruộng bậc thang dù to hay nhỏ đều được “chạm khắc” trông thật bắt mắt và dễ canh tác. Trong đó có những cánh đồng bậc thang rộng hàng trăm héc ta ở Tả Van, Lao Chải, Tả Phìn… giống như những bức tranh phong cảnh khổng lồ với những đường nét uốn lượn mềm mại mà các “họa sĩ chân đất” vẽ nên.
Ruộng bậc thang Sa Pa đang tạo nên một sản phẩm du lịch độc đáo cho Việt Nam, nhất là sau khi được tạp chí du lịch Travel and Leisure (Mỹ) bình chọn là một trong 7 ruộng bậc thang kỳ vĩ nhất châu Á và thế giới.
Từ xưa đến nay, hình ảnh các khu ruộng bậc thang vẫn luôn là một hình ảnh đẹp ở các vùng cao khiến du khách và các nhà nhiếp ảnh say mê và tốn nhiều phim ảnh.
Vào những thời điểm khác nhau, ruộng bậc thang ở Sapa cũng mang những vẻ đẹp hoàn toàn khác biệt, lúc lúa xanh rì, lúc ào ào đổ nước lúc lại chín vàng rực cả một khoảng không. Dù thế nào thì chúng cũng như một bức tranh phong cảnh khổng lồ đầy sống động với những đường nét mềm mại được tạo ra bởi chính những “họa sĩ chân đất” nơi phố núi này.
Chính vẻ đẹp đó đã giúp ruộng bậc thang Sapa được tạp chí du lịch Travel and Leisure của Mỹ bình chọn là một trong 7 ruộng bậc thang kỳ vĩ nhất trên thế giới.
Ai đến Sapa cũng đều thích thú, trầm trồ khen ngợ vẻ đẹp của những thửa ruộng bậc thang ở Sapa, Lào Cai.
Vẻ đẹp kì vĩ của ruộng bậc thang ở Sapa
Người dân canh tác trên ruộng bậc trang
Những ai một lần đến với vùng đất Sapa sẽ không khỏi ngỡ ngàng khi tận mắt chứng kiến những thửa ruộng bậc thang tuyệt đẹp như những nấc thang vươn cao tận lưng trời. Ruộng bậc thang Sapa mang vẻ đẹp kỳ vĩ của một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Đây luôn là một sản phẩm du lịch độc đáo thu hút du khách trong và ngoài nước đến thưởng ngoạn.
Ruộng Bậc Thang Sapa là một trong những điều thú vị khi đi du lịch sapa với vè đẹp tự nhiên rực rỡ của mỗi mùa thu về và những cánh đồng mấp mô men theo những sườn núi tạo nên bức tranh thiên nhiên sinh động giữa trời Tây Bắc đã được Tạp chí du lịch Travel and Leisure (Mỹ) vừa công bố 7 thửa ruộng bậc thang đẹp, kỳ vỹ nhất châu Á và thế giới do bạn đọc của tạp chí này bình chọn, trong đó có tên Sa Pa của tỉnh Lào Cai (Việt Nam) Ruộng bậc thang Sa Pa: “Top 7” ruộng bậc thang kỳ vỹ nhất thế giới.
Cùng với những kỳ quan thiên nhiên thế giới khác, Ruộng Bậc thang cũng được công nhận là những kiệt tác do thiên nhiên và con người tạo ra, hiện nay trên thế giới có bảy ruộng bậc thang đẹp nhất thế giới gồm: Banaue (Philippin); Yuangyang (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc); Ubud (Ba li, Inđônêxia); Annapurna (Nê pan); Mae Rim (Chiềng Mai, Thái Lan); Sa Pa (tỉnh Lào Cai, Việt Nam ) và Long ji (Quế Lâm, Trung Quốc).
Về ruộng bậc thang và vùng du lịch Sa Pa nổi tiếng của Việt Nam, Travel and Leisure viết: “Với cảnh quan tuyệt vời trông giống như chiếc thang leo lên bầu trời của những thửa ruộng bậc thang, Sa Pa đã trở thành một trong những điểm thu hút du khách của Việt Nam.
Du khách tham gia hành trình bằng xe lửa từ Hà Nội lên thành phố Lào Cai rồi đi ô tô vào thăm khu du lịch Sa Pa, trước khi ngoạn cảnh những đồng lúa vào mùa và chiêm ngưỡng những cô gái Mông, Dao… với trang phục đầy màu sắc và hiếu khách”.
Là vùng tiểu khí hậu á nhiệt đới gió mùa và phải chờ nước mưa đổ xuống (đồng bào ở đây gọi là mùa nước đổ), vùng cao Lào Cai cũng như một số tỉnh Tây Bắc đến tháng 5-6 hằng năm mới vào vụ gieo cấy lúa. Đây là thời gian xuất hiện những cảnh đẹp nhất mùa hè trên những cánh đồng ruộng bậc thang lượn quanh ngọn núi cao của Sa Pa, Bắc Hà, Bát Xát, Si Ma Cai.
Ruộng bậc thang ở Lào Cai có từ hàng trăm năm nay và đều do những đôi bàn tay tài hoa của người Dao, Mông, Hà Nhì, Giáy, Tày, Xa Phó… đời này nối tiếp đời kia tạo ra. Những cánh đồng bậc thang không chỉ là tuyệt tác mà còn là những bồ thóc di động của đồng bào các dân tộc miền núi. Đây là phương thức canh tác nông nghiệp hiệu quả, góp phần tạo ra sản phẩm du lịch độc đáo cho Lào Cai từ nhiều năm nay.
Lúa chín vàng trên ruộng bậc thang ở Sapa
Ruộng bậc thang ở Lào Cai còn là điểm đến hấp dẫn của du khách quốc tế và du khách các tỉnh phương Nam mỗi khi lên vùng Tây Bắc của Tổ quốc. Những đường nét, mảng màu không chủ đích của những “nghệ sĩ” nông dân Sa Pa hút hồn bao du khách tham gia tour du lich sapa.
Ruộng bậc thang thể hiện nét đẹp truyền thống canh tác của người dân tộc ở Sapa nói riêng và của người dân Việt Nam nói chung. Mong rằng truyền thống canh tác trên ruộng bậc thang luôn luôn được giữ gìn và bảo vệ, là niềm tự hào của nông nghiệp Việt Nam.
Nét chấm phá kì khôi, sự giao thoa hài hòa giữa thiên nhiên và bàn tay còn người đã làm nên khung cảnh tuyệt đẹp nhất trên từng ngọn lúa ở ruộng bậc thang Sapa đã khiến không biết bao du khách, biết bao người đồng bằng tới Sapa được dịp ngỡ ngàng.
Đôi khi, con người cứ mê mải những sắc đèn sáng rực ở thành phố, những ồn ã, nhộn nhịp của đô thi mà quên đi nét giản dị, đơn sơ của những thửa ruộng, cánh cò, những mái nhà, gian bếp. Và thỉnh thoảng, người ta mới chợt nhớ có một nơi như thế, một nơi như địa điểm du lịch Sapa để người ta có thể tìm về một chốn bình yên trong tâm hồn. Có cảnh nào đẹp hơn ruộng bậc thang Sapa mùa lúa chín. Cứ từng lớp, từng lớp vàng ươm lên đến tận chân trời. Những bậc thang lúa chín mới khéo léo làm sao. Lên Sapa mùa lúa đơm bông có lẽ là khoảng thời gian tuyệt vời nhất.
Ruộng bậc thang Sapa
Ruộng bậc thang ở Sapa nằm kéo dài từ Tú Lệ qua tới tận đèo Khau Phạ, thị trấn Mù Cang Chải. Trên đỉnh đèo Khau Phạ, bạn sẽ thấy được toàn cảnh ruộng với màu vàng ươm mùa lúa chín hoặc xanh mát mắt mùa mạ non. Núi rừng Tây Bắc như thế hòa vào không gian của triền núi, đồi cỏ của gió và tiếng chim hót rộn ràng.Đôi khi tưởng những bậc ruộng đang dập dìu theo mỗi con gió, có khi lại thấy im ắng như thể lúa đang ngủ hay thì thào trò chuyện.
Cái nét hoang sơ của du lịch Sapa bụi hẳn là vì thế thấy đẹp và nên thơ đến lạ. Người ta hẳn sẽ phải rủ nhau nhiều lần nữa để có thể tận mắt ngắm nhìn ruộng bậc thang, để có thể ôm hết cái nét thơ ý vị của thiên nhiên ấy vào lòng.
Mạng thông tin điện tử du lịch quốc tế Touropia hiện xếp hạng ruộng bậc thang Sa Pa (Việt Nam) nằm trong top 11 ruộng bậc thang đẹp nhất thế giới.
Top 11 ruộng bậc thang đẹp nhất thế giới do mạng thông tin điện tử du lịch Touropia xếp hạng gồm các ruộng bậc thang: Sa Pa (Việt Nam), Douro (Bồ Đào Nha), Bali (In- đô- nê- xi- a), Choquequyrao, Pi sác, Salinas de Maras, Ma chu Pich chu, Ollantaytambo (Pê- ru), Long ji, Hani (Trung Quốc), Banaue (Phi- líp- pin).
Giới thiệu về vẻ đẹp ruộng bậc thang Sa Pa, mạng thông tin điện tử du lịch quốc tế Touropia viết: “… Sa Pa là một thị trấn ở phía Tây Bắc Việt Nam không xa biên giới với Trung Quốc. Nơi đây có các khu ruộng bậc thang đẹp ở thung lũng Mường Hoa và dưới chân núi Phan Si Păng, cùng các ngôi làng của người dân tộc thiểu số là điểm du lịch hấp dẫn du khách khi tới thăm Việt Nam…”.
Năm 2009, Tạp chí du lịch danh tiếng Travel and Leisure (Mỹ) cũng đã từng bình chọn ruộng bậc thang Sa Pa (Việt Nam) là 1 trong 7 ruộng bậc thang đẹp nhất, kỳ vỹ nhất châu Á và thế giới.
Lộng lẫy mùa vàng ở Hoàng Su Phì
Ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì sẽ được công nhận là di tích Quốc gia vào ngày 16/9 tới. Những ngày này, lúa đã bắt đầu chín vàng chảy tràn trên những thửa ruộng bậc thang óng ả khắp Hoàng Su Phì. Hãy cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những mùa vàng trên rẻo cao…
Ruộng bậc thang là một loại hình canh tác tương đối phổ biến, có mặt ở rất nhiều quốc gia mà tiêu biểu là các nước thuộc khu vực Đông Nam Á như: Việt Nam, Lào, Thái Lan, Philipin, Inđônêxia và một số tỉnh phía nam Trung Quốc.
Tại Việt Nam hệ thống ruộng bậc thang là phương thức sản xuất của rất nhiều dân tộc sinh sống ở miền núi phía Bắc như: La Chí, Hà Nhì, Mông, Dao, Nùng... Mỗi dân tộc lại có quá trình hình thành và phát triển sản xuất trên ruộng bậc thang khác nhau, những tập quán, những cách thức canh tác cũng như những nghi lễ, tín ngưỡng nông nghiệp không giống nhau.
Tại Việt Nam hệ thống ruộng bậc thang là phương thức sản xuất của rất nhiều dân tộc sinh sống ở miền núi phía Bắc như: La Chí, Hà Nhì, Mông, Dao, Nùng... Mỗi dân tộc lại có quá trình hình thành và phát triển sản xuất trên ruộng bậc thang khác nhau, những tập quán, những cách thức canh tác cũng như những nghi lễ, tín ngưỡng nông nghiệp không giống nhau.
Ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì
Ở Hà Giang hình thức canh tác trên ruộng bậc thang tập trung chủ yếu ở các huyện miền núi phía tây của tỉnh trong đó tiêu biểu nhất, tập trung nhất là ruộng bậc thang của các dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì.
Mặc dù cho đến nay chưa có một tài liệu chính thống nào khẳng định được chính xác thời gian xuất hiện của hình thức canh tác trên ruộng bậc thang cũng như dân tộc nào đã sáng tạo ra, tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu cho rằng hình thức canh tác trên ruộng bậc thang đã xuất hiện ở Hoàng Su Phì từ vài trăm năm trước.
Đã từ lâu, những thửa ruộng bậc thang ở xã Bản Phùng, xã Bản Luốc, Sán Sả Hồ, xã Hồ Thầu, xã Nậm Ty, Thông Nguyên… đã không chỉ là nét văn hóa, còn là nét đẹp, là niềm tự hào của Hoàng Su Phì.
Ngày 16/9 tới, những thửa ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì sẽ đón nhận Bằng di tích Quốc gia.
Hoàng Su Phì là một huyện nằm ở phía Tây của tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang khoảng 110km dọc theo trục quốc lộ 2 và tỉnh lộ 177. Hoàng Su Phì là huyện có địa hình tương đối phức tạp, bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao và trung bình, thấp dần về phía sông theo hướng dòng chảy của sông Chảy và sông Bạc, tạo nên 3 dạng địa hình chính là địa hình núi cao, đồi núi thấp và trung bình, thung lũng hẹp. Huyện Hoàng Su Phì nằm trên thượng nguồn của sông Chảy, đây là con sông lớn nhất và cổ nhất, do quá trình kiến tạo địa chất lâu dài và quá trình phong hóa tại chỗ trên nền đá mẹ nên đã hình thành tài nguyên đất đa dạng. |
Mù Cang Chải những ngày thơm mùi lúa chín
Mù Cang Chải mùa lúa chín, cả con đường quốc lộ nhuộm một màu vàng óng ả của những thửa ruộng bậc thang trải rộng đến tận sát con suối dưới thung, của những khuôn mặt rạng rỡ mùa thu hoạch và của nắng thu vàng như mật.
Khắp vùng thung lũng trải dài từ Tú Lệ tới Mù Cang Chải, đèo Khau Phạ.. hương lúa mới ngào ngạt, gió mát mơn man, thấp thoáng trên cánh đồng bóng khăn xanh khăn đỏ trong biển lúa vàng, đâu đó tiếng cười giòn tan của đám trẻ trên sườn đồi hay các bà các mẹ đang cõng lúa chín trở về nhà… Nhắm mắt lại, trong tôi mọi âm thanh, hương vị hiển hiện rõ ràng như thể bản thân còn đang đứng đó.
Trên bầu trời Khau Phạ, những cánh dù nhè nhẹ bay lượn trong gió rồi trình diễn những bước tiếp đất đẹp mắt. Là một trong bốn điểm có tiềm năng bay đẹp nhất Việt Nam, cả về điều kiện thời tiết cũng như cảnh sắc thiên nhiên nên cứ vào tuần “Lễ hội ruộng bậc thang Mù Cang Chải” diễn ra, các CLB nhảy dù trong nước và quốc tế lại tập trung về Yên Bái tham gia biểu diễn “bay trên mùa vàng”, chinh phục và thu trọn tầm mắt vẻ kỳ vĩ của núi rừng và tuyệt tác ruộng bậc thang Mù Cang Chải.
Trên cao nhìn xuống nơi này
Trong tim đã thấy say say đất trời
Cánh dù nhè nhẹ như bơi
Bên trên dãy núi dãy đồi nhấp nhô
Dưới kia ruộng lúa nương ngô
Đã vàng như thể xôi đồ ngày xuân
(Sưu tầm)
Mỗi năm miền Tây Bắc nước ta chỉ trồng một vụ lúa, nhưng không gieo cùng thời điểm nên lúa tại Mù Cang Chải (Yên Bái) thường chín muộn hơn lúa ở Sapa (Lào Cai), Mường Tè (Lai Châu) và thường thu hút đông du khách nhất bởi cung đường Hà Nội – Nghĩa Lộ - Mù Cang Chải gần lại dễ đi, đặc biệt là có lễ hội “Tuần Văn hoá, Thể thao và Du lịch Danh thắng Quốc gia Ruộng bậc thang huyện Mù Cang Chải” được tổ chức vào mùa lúa chín hàng năm.
Vào dịp này, thị trấn Mù Cang Chải vốn vắng vẻ, thưa người bừng trở nên sôi động bởi sự xuất hiện của hàng đoàn xe máy là các bạn trẻ mê phượt, ưa dịch chuyển trong trang phục “áo đỏ, sao vàng” nổi bần bật; sự góp mặt không thể thiếu của các du khách Tây có, Ta có; các phóng viên, nhà báo, nhiếp ảnh gia.. tụ tập thành từng tốp, từng hàng say sưa ngắm, chụp những thửa ruộng bậc thang chín vàng đẹp nhất. Màu vàng của lúa, màu xanh của núi rừng và màu trắng của mây như tô điểm cho nhau, làm nên một bức tranh chấm phá nhiều màu sắc.
Từ khi bình minh vừa lên, sương sớm còn bảng lảng giữa không trung đến khi những ánh nắng đầu tiên trải vàng trên những “nấc thang bước lên trời”, hay tới lúc xế chiều, mùi lúa chín thơm quyện với mùi khói bếp tỏa ra từ nóc nhà của bà con dân tộc ẩn hiện trong không gian bao la.. mỗi thời khắc Mù Cang Chải lại có một nét đẹp riêng khiến các tay máy cảm thấy thật khó lòng rời khỏi khung ngắm. Để đến với những thửa ruộng mênh mông, hoang sơ hơn, chúng tôi phải đi qua 15km đường đất đỏ vào những thung lũng sâu hơn, thơ thẩn cả ngày trời với những cái tên nghe đã thấy hứng thú.
Kìa những ruộng bậc thang gối lên nhau cao tít tắp ở Chế Cu Nha, Dế Xu Phình, đi mãi không thấy mỏi, ngắm mãi không thấy chán. Kìa những thửa ruộng bậc thang uốn lượn ở La Pán Tẩn cùng trùng trùng điệp điệp dãy Hoàng Liên Sơn sừng sững giữa tiết trời quang mây, nắng ráo.Trèo lên những đỉnh đồi cao để ngắm ruộng mới thấy ít ở đâu, ruộng bậc thang lại bát ngát đến thế. Lúa trải dưới thung lũng, lúa men trên sườn núi, hết đỉnh này kế tiếp đỉnh kia, tầng tầng lớp lớp, ruộm một màu vàng. Xa xa, cô gái Mông vui vẻ qua suối để về nhà, chiếc gùi trĩu nặng thóc nếp cắt sớm được mang về để làm cốm non đầu mùa. Một vài mái nhà tranh nằm lọt giữa ruộng lúa bát ngát, khói đốt rơm bay cao khiến trong lòng chúng tôi dâng lên cảm giác thanh bình, thân thương mà khó đâu có được.
Dọc đường đi vào các xã, bản, chúng tôi gặp khá nhiều đoàn thanh niên đi “phượt” theo nhóm trong đồng phục áo “cờ đỏ, sao vàng” của tổ quốc và ý nghĩa hơn cả là các bạn không chỉ đi để thỏa mãn sở thích dịch chuyển, để ngắm cảnh sắc thiên nhiên mà còn kết hợp mang tặng sách báo, bánh kẹo, thực phẩm, quần áo cho các điểm trường, hộ nghèo ở các xã, các em nhỏ đứng ven đường.. Bởi vậy nên với tôi Mù Cang Chải ngoài vẻ đẹp như một bức tranh thủy mặc mỗi mùa đổ nước cấy lúa và như một bức tranh dát vàng mỗi mùa lúa chín, còn là một điểm du lịch đáng đi và ý nghĩa, với cả người đi và người ở.
Trên bầu trời Khau Phạ, những cánh dù nhè nhẹ bay lượn trong gió rồi trình diễn những bước tiếp đất đẹp mắt. Là một trong bốn điểm có tiềm năng bay đẹp nhất Việt Nam, cả về điều kiện thời tiết cũng như cảnh sắc thiên nhiên nên cứ vào tuần “Lễ hội ruộng bậc thang Mù Cang Chải” diễn ra, các CLB nhảy dù trong nước và quốc tế lại tập trung về Yên Bái tham gia biểu diễn “bay trên mùa vàng”, chinh phục và thu trọn tầm mắt vẻ kỳ vĩ của núi rừng và tuyệt tác ruộng bậc thang Mù Cang Chải.
Trên cao nhìn xuống nơi này
Trong tim đã thấy say say đất trời
Cánh dù nhè nhẹ như bơi
Bên trên dãy núi dãy đồi nhấp nhô
Dưới kia ruộng lúa nương ngô
Đã vàng như thể xôi đồ ngày xuân
(Sưu tầm)
Mỗi năm miền Tây Bắc nước ta chỉ trồng một vụ lúa, nhưng không gieo cùng thời điểm nên lúa tại Mù Cang Chải (Yên Bái) thường chín muộn hơn lúa ở Sapa (Lào Cai), Mường Tè (Lai Châu) và thường thu hút đông du khách nhất bởi cung đường Hà Nội – Nghĩa Lộ - Mù Cang Chải gần lại dễ đi, đặc biệt là có lễ hội “Tuần Văn hoá, Thể thao và Du lịch Danh thắng Quốc gia Ruộng bậc thang huyện Mù Cang Chải” được tổ chức vào mùa lúa chín hàng năm.
Vào dịp này, thị trấn Mù Cang Chải vốn vắng vẻ, thưa người bừng trở nên sôi động bởi sự xuất hiện của hàng đoàn xe máy là các bạn trẻ mê phượt, ưa dịch chuyển trong trang phục “áo đỏ, sao vàng” nổi bần bật; sự góp mặt không thể thiếu của các du khách Tây có, Ta có; các phóng viên, nhà báo, nhiếp ảnh gia.. tụ tập thành từng tốp, từng hàng say sưa ngắm, chụp những thửa ruộng bậc thang chín vàng đẹp nhất. Màu vàng của lúa, màu xanh của núi rừng và màu trắng của mây như tô điểm cho nhau, làm nên một bức tranh chấm phá nhiều màu sắc.
Từ khi bình minh vừa lên, sương sớm còn bảng lảng giữa không trung đến khi những ánh nắng đầu tiên trải vàng trên những “nấc thang bước lên trời”, hay tới lúc xế chiều, mùi lúa chín thơm quyện với mùi khói bếp tỏa ra từ nóc nhà của bà con dân tộc ẩn hiện trong không gian bao la.. mỗi thời khắc Mù Cang Chải lại có một nét đẹp riêng khiến các tay máy cảm thấy thật khó lòng rời khỏi khung ngắm. Để đến với những thửa ruộng mênh mông, hoang sơ hơn, chúng tôi phải đi qua 15km đường đất đỏ vào những thung lũng sâu hơn, thơ thẩn cả ngày trời với những cái tên nghe đã thấy hứng thú.
Kìa những ruộng bậc thang gối lên nhau cao tít tắp ở Chế Cu Nha, Dế Xu Phình, đi mãi không thấy mỏi, ngắm mãi không thấy chán. Kìa những thửa ruộng bậc thang uốn lượn ở La Pán Tẩn cùng trùng trùng điệp điệp dãy Hoàng Liên Sơn sừng sững giữa tiết trời quang mây, nắng ráo.Trèo lên những đỉnh đồi cao để ngắm ruộng mới thấy ít ở đâu, ruộng bậc thang lại bát ngát đến thế. Lúa trải dưới thung lũng, lúa men trên sườn núi, hết đỉnh này kế tiếp đỉnh kia, tầng tầng lớp lớp, ruộm một màu vàng. Xa xa, cô gái Mông vui vẻ qua suối để về nhà, chiếc gùi trĩu nặng thóc nếp cắt sớm được mang về để làm cốm non đầu mùa. Một vài mái nhà tranh nằm lọt giữa ruộng lúa bát ngát, khói đốt rơm bay cao khiến trong lòng chúng tôi dâng lên cảm giác thanh bình, thân thương mà khó đâu có được.
Dọc đường đi vào các xã, bản, chúng tôi gặp khá nhiều đoàn thanh niên đi “phượt” theo nhóm trong đồng phục áo “cờ đỏ, sao vàng” của tổ quốc và ý nghĩa hơn cả là các bạn không chỉ đi để thỏa mãn sở thích dịch chuyển, để ngắm cảnh sắc thiên nhiên mà còn kết hợp mang tặng sách báo, bánh kẹo, thực phẩm, quần áo cho các điểm trường, hộ nghèo ở các xã, các em nhỏ đứng ven đường.. Bởi vậy nên với tôi Mù Cang Chải ngoài vẻ đẹp như một bức tranh thủy mặc mỗi mùa đổ nước cấy lúa và như một bức tranh dát vàng mỗi mùa lúa chín, còn là một điểm du lịch đáng đi và ý nghĩa, với cả người đi và người ở.
(Sưu tầm : Phan Bảo Khuê)
Tags : máy đục bê tông , máy đột ,cân mực